Thông tin thị trường Nông sản

Chủ nhật - 13/10/2019 20:43 322 0
Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 1 Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN THAM KHẢO ĐỊNH KỲ VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THÁNG 9/2019 Trong tháng 9/2019, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến trái chiều trong bối cảnh nhu cầu xuất khẩu thấp. Giá cà phê tiếp tục giảm do đồng tiền Reais của Brazil duy trì ở mức thấp tiếp tục thúc đẩy người Brazil mạnh tay bán sau niên vụ với sản lượng kỷ lục, tồn kho cà phê tại một số thị trường lớn tăng. Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trở lại xu hướng giảm do tốc độ cung tăng nhanh hơn cầu. Giá tôm nguyên liệu trong tháng 9/2019 có xu hướng nhích lên so với tháng trước, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng cũng tăng do cung giảm. Nhìn lại 9 tháng đầu năm 2019, thị trường nhiều mặt hàng nông sản diễn biến theo xu hướng giảm. Cụ thể, giá lúa tại khu vực ĐBSCL diễn biến giảm do nhu cầu yếu. Thị trường chè từ đầu năm đến nay không nhiều biến động do nguồn cung ổn định. Giá tiêu giảm do nguồn cung tăng trên toàn cầu. Giá lợn hơi cả nước trong xu hướng giảm là chủ đạo do chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh đó, giá cá tra giảm mạnh chủ yếu do ảnh hưởng bởi đầu ra xuất khẩu có phần chậm so với trước, nhất là xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đang giảm đáng kể từ đầu năm 2019 đến nay, đồng thời xuất sang thị trường Hoa Kỳ cũng giảm mạnh; song song đó, xung đột thương mại giữa một số thị trường lớn đã gây ảnh hưởng. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 9/2019 ước đạt 3,5 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2019 đạt 30,02 tỷ USD, tăng 2,7% cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,9 tỷ USD, giảm 7,2%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 6,23 tỷ USD, giảm 2%; giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 0,53 tỷ USD, tăng 8,6%; và giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,93 tỷ USD, tăng 18%. Tính trong tám (08) tháng đầu năm 2019, năm (05) thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc và Hồng Kông, Mỹ, EU, Nhật Bản và ASEAN chiếm thị phần lần lượt là 21,5% 21,2%, 11,9%, 8,5% và 9,6%. Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 2 Trong khi đó, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 9/2019 ước đạt 2,41 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt 23,16 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính ước đạt 19,37 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2018; giá trị nhập khẩu chăn nuôi ước đạt gần 2,77 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2018. Tính trong 8 tháng đầu năm 2019, 3 thị trường nhập khẩu chính gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Argentina với các giá trị nhập khẩu lần lượt là 3,14 tỷ USD, 2,55 tỷ USD, và 1,92 tỷ USD. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC 1. Lúa gạo Trong tháng 9/2019, trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng nhờ đồng Rupee hồi phục, đồng Baht tăng trở lại giúp giá gạo Thái Lan ổn định ở mức cao trong gần 1 năm qua và đắt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác ở châu Á, trong khi nhu cầu tiêu thụ ảm đạm giữ giá gạo Việt Nam ở mức thấp gần 12 năm. Nguồn cung gạo tăng lên khi mực nước lưu vực sông Mekong đang hỗ trợ tích cực cho tình hình sản xuất lúa gạo các nước khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, nhu cầu vẫn hạn chế do thị trường toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi thương mại, suy thoái và đồng đô la Mỹ tăng giá làm hạn chế sức mua. Gạo đồ 5% tấm Ấn Độ tăng từ 366– 374 USD/tấn lên 373 – 379 USD/tấn. Gạo 5% tấm của Thái Lan giảm từ 410 – 422 USD/tấn xuống 400 – 418 USD/tấn (FOB Băng Cốc). Gạo 5% tấm của Việt Nam giảm từ 325 – 330 USD/tấn xuống 325 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn). Trong khi đó, trong tháng 9/2019, giá lúa, gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến chưa ổn định. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An Giang, lúa IR50404 giảm 300 đ/kg xuống còn 4.000 đ/kg, lúa OM 5451 tăng 100 đ/kg lên 5.100 đ/kg; lúa OM4218 ổn định ở mức 4.800 đ/kg; gạo IR50404 ở mức 10.000 – 11.000 đ/kg; gạo chất lượng cao ở mức 13.000 đ/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.000 đ/kg. Tại Vĩnh Long, lúa Thu Đông giảm 100 đ/kg xuống còn 4.200 đ/kg; gạo IR50404 ở mức 12.000 đ/kg; gạo jasmine ở mức 14.000 đ/kg. Tại Bạc Liêu, lúa Hè Thu muộn tăng 300 đ/kg lên 5.000 – 5.300 đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa IR50404 giữ ở mức 5.200 đ/kg; lúa OM 4218 giảm 100 đ/kg xuống 5.400 – 5.500 đ/kg; lúa OM 6976 ở mức 5.400 – 5.600 đ/kg; lúa Jasmine tăng 100 đ/kg lên 5.700 – 5.900 đ/kg. Tính trong 9 tháng đầu năm, giá lúa trong nước diễn biến theo xu hướng giảm, với mức giảm 600 – 800 đ/kg đối với lúa thường IR50404 và 100 – 200 đ/kg đối với lúa chất lượng cao. Cụ thể, lúa IR50404 tại An Giang giảm từ 4.750 đ/kg (mức cao nhất trong 9 tháng) xuống 4.000 đ/kg (hiện nay); tại Vĩnh Long giảm từ 4.800 đ/kg xuống còn 4.200 đ/kg. Lúa chất lượng cao tại Bạc Liêu giảm từ 5.000 – 5.400 đ/kg Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 3 xuống còn 5.000 – 5.300 đ/kg. Dự báo giá lúa, gạo trong nước có thể giảm nhẹ do thiếu vắng nhu cầu mới, thị trường xuất khẩu gạo bế tắc trong thời gian tới. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 9/2019 ước đạt 586 nghìn tấn với giá trị đạt 251 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 5,2 triệu tấn và 2,24 tỷ USD, tăng 5,9% về khối lượng nhưng giảm 9,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Tính trong 8 tháng đầu năm, Philippin đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 36,1% thị phần, đạt 1,76 triệu tấn và 720,4 triệu USD, gấp 2,9 lần về khối lượng và gấp 2,6 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Úc (75,2%), Bờ Biển Ngà (+57,1%), Irắc (34,8%), Hồng Kông (+34,7%), Tanzania (+34,1%) và Ả rập xê út (+27%). Giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2019 đạt 435 USD/tấn, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2018. Về chủng loại xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 47,0% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 39,8%; gạo nếp chiếm 7,2%; và gạo japonica, gạo giống Nhật chiếm 5,7%. Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Phillipines (52,2%), Cuba (13,1%) và Malaysia (12,9%). Với gạo Jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Phillipines (25,9%), Bờ Biển Ngà (15,6%) và Irắc (15,3%). Về gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc (51,8%), Phillipines (18,7%) và Malaysia (9,8%). Với gạo Japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Singapore (24,5%), Ai Cập (9,4%) và Papua New Guinea (8,4%). Trong tháng 9/2019, chính phủ Phillipines cho biết sẽ cân nhắc sử dụng đa dạng các biện pháp phi thuế, như yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch thực vật, để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu gạo. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp Phillipines cũng đang đề xuất áp thuế tự vệ đối với nhập khẩu gạo, dự kiến sẽ không thấp hơn 30%, do quy định trong Đạo luật Cộng hòa số 8800 của nước này có đề cập Philippines có thể áp thuế 30-80% đối với gạo nhập khẩu vượt quá 350 nghìn tấn. Như vậy, gạo nhập khẩu vào Philippines ngoài việc phải chịu thuế quan 35%, trong trường hợp nước này đã nhập khẩu quá 350 nghìn tấn, mức thuế phải chịu thấp nhất sẽ là 65%. Điều này có thể trở thành một trong những nhân tố sẽ gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới. Đứng trước tình hình hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản lượng gạo của Thái Lan, Singapore – quốc gia thường xuyên nhập khoảng 30-40% gạo từ Thái Lan, đang xem xét chiến lược đa dạng hóa nhập khẩu từ các nguồn khác. Do đó, trong thời gian tới, cơ hội tiếp cận thị trường gạo Singapore sẽ mở ra với các quốc gia trên, đặc biệt là Việt Nam và Campuchia, các quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á, có lợi thế giao thương cùng với Singapore. Trong khi đó, Nhật Bản – quốc gia thường xuyên Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 4 nhập khẩu 50% gạo từ Mỹ đang xem xét chuyển hướng sang nhập khẩu gạo từ các quốc gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có Việt Nam. 2. Sắn Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 9/2019 ước đạt 198 nghìn tấn với giá trị đạt 78 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,54 triệu tấn tương ứng với 598 triệu USD, theo đó, giảm 15,7% về khối lượng và giảm 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sắn lát đạt 258 nghìn tấn, tương đương 55 triệu USD, giảm 58,1% về lượng và 58,6% về giá trị so với cùng kì năm trước. Xuất khẩu tinh bột sắn đạt 1,28 triệu tấn và 543 triệu USD, tương đương tăng 5,84% về lượng nhưng giảm 3,89% về giá trị so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên, so với tháng trước, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn có sự tăng nhẹ mặc dù xuất khẩu sắn lát sụt giảm mạnh. Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 9 so với tháng 8 tăng 9,4% về lượng và 9,2% về giá trị, nhưng sau sự phục hồi nhẹ vào tháng 8, sắn lát tiếp tục sụt giảm 58,1% về lượng và 47,4% về giá trị do tồn kho nội địa thấp và giá sắn trong nước cao vì nguồn cung khan hiếm. Trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sang các thị trường hầu hết đều suy giảm, lần lượt là Trung Quốc giảm 7,5% về lượng và 3,5% về giá trị; Hàn Quốc giảm 2,2% về lượng và 3,5% về giá trị; Phillipin giảm 10,7% về lượng và 17,0% về giá trị và Malaysia giảm 18,7% về lượng và 26,2% về giá trị. Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019, chiếm tới 88,6% giá trị xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam. Xuất khẩu sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 1,36 triệu tấn tương đương 530,3 triệu USD, giảm 7,5% về khối lượng và giảm 3,5% về giá trị so với cùng kì năm 2018. Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm do:  Sự suy giảm cầu nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Trung Quốc một phần bị ảnh hưởng do chính sách giảm lượng ngô tồn kho. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), lượng nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2019 giảm 33,9% so với cùng kì năm 2018. Trong đó, nhập khẩu sắn lát giảm 36,4%. Nhập khẩu sắn lát từ Việt Nam và Thái Lan giảm mạnh, lần lượt là 64,3% và 34,7%, tăng nhập khẩu từ Lào (tăng 181,2 lần).  Trung Quốc tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam và giảm thuế VAT với hàng hóa nhập Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 5 khẩu chính ngạch thêm 3% từ mức 16% xuống còn 13% đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu qua đường biên mậu. Giá xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn bình quân 9 tháng đầu năm đạt 388 USD/tấn, tăng 1,5% so với cùng kì năm trước. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn giảm nhẹ, đạt 423 USD/tấn, giảm 9,2% và sắn lát đạt 214 USD/tấn, giảm 1,4% so với cùng kì năm trước. Giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn tháng 9/2019 đạt 423 USD/tấn, tăng 4,9% và sắn lát đạt 356 USD/tấn, tăng 25,6% so với tháng trước. Dự báo 3 tháng cuối năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp canh tranh khốc liệt từ các nước Thái Lan, Campuchia và Lào, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường nhập khẩu sắn từ Lào và sản lượng sắn của Campuchia niên vụ 2019-2020 tiếp tục giảm thêm 20% so với vụ trước. Tuy nhiên, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ có dấu hiệu khởi sắc hơn do: (1) Sắp vào mùa thu hoạch, nguồn cung trở nên dồi dào hơn mặc dù sản lượng dự kiến sẽ sụt giảm so với niên vụ trước do sản lượng sắn tại Tây Nguyên có thể không đạt như dự kiến do khô hạn và dịch bệnh, ước giảm tới 50%. Trong khi đó, hạn hán và dịch bệnh đe dọa cũng làm giảm 20% sản lượng của Thái Lan trong niên vụ 2019 – 2020; (2) Tồn kho tại các doanh nghiệp của Trung Quốc gần như bằng không; (3) Nguồn cung nhập khẩu cồn từ Mỹ giảm do thuế nhập khẩu cao (45%) trong khi Trung Quốc thực hiện Kế hoạch mở rộng sử dụng cồn ethanol, đạt 10 triệu tấn đến năm 2020, khiến nhu cầu nhập khẩu sắn tăng gấp đôi (ước tính tỷ lệ 2-2,3 kg sắn cho 1 lít ethanol). 3. Rau quả Trong tháng 9/2019, giá của nhiều mặt hàng trái cây tăng giảm liên tục. Cách đây một tháng, chanh ở ĐBSCL dao động từ 20.000 - 30.000 đ/kg thì nay còn 5.000 - 15.000 đ/kg. Theo người trồng chanh ở Long An, Hậu Giang, Cần Thơ..., nguyên nhân khiến giá chanh thấp là do nhu cầu tiêu thụ của thị trường giảm, trong khi cung đang vượt cầu. Mặt khác, mưa bão kéo dài khiến cho sức tiêu thụ giảm theo. Sau thời gian rớt giá thê thảm, hiện nay, giá thanh long ruột trắng ở tỉnh Tiền Giang tăng đến hơn 15.000 đ/kg, tăng gấp 3 lần so với thời điểm giữa tháng. Với mức giá này, nhà vườn có lãi hơn 5.000 đ/kg. Theo các doanh nghiệp kinh doanh trái thanh long, giá thanh long ruột trắng tăng cao là do nhu cầu xuất khẩu trái cây này hút hàng, nhất là thị trường Trung quốc. Đồng thời, trong tháng giá dừa khô tại tỉnh Trà Vinh không ngừng tăng cao. Cụ thể, giá dừa khô được thu mua tại cơ sở với giá 80.000 đồng/chục (một chục 12 trái), tăng hơn tuần trước 15.000 đồng/chục. Giá dừa khô liên Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 6 tục tăng là do đang thời điểm mùa mưa sản nên lượng dừa khô bị giảm gần 40%, các nhà vườn quen gọi là mùa dừa treo buồng. Sau đợt tăng giá mạnh của rau củ trong tháng trước do đợt mưa bão, ngay đầu tháng thị trường rau tại Lâm Đồng có dấu hiệu hạ nhiệt với nguồn cung đã được hồi phục và duy trì ở mức ổn định vào cuối tháng. Cụ thể, các mặt hàng phổ biến như bắp cải, cải thảo, cà chua, ớt chuông đều có dấu hiệu giảm 5.000-10.000đ/kg. Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 9/2019 ước đạt 295 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 2,84 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với 73,6% thị phần, đạt 1,8 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Indonexia (tăng 302%), Lào (tăng 184%), Italia (tăng 160%) , Hồng Kông (tăng 159%). Xuất khẩu hàng rau quả giảm mạnh do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng rau quả chính giảm mạnh như: nhãn (giảm 43%), sầu riêng (giảm 20,2%), dừa (giảm 30,8%), dưa hấu (giảm 26,3%), chôm chôm (giảm 7,3%), mộc nhĩ (giảm 49,4%), nấm hương (giảm 46,6%), ớt (giảm 44,8%), khoai lang (giảm 39,5%). Trong khi đó, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 9/2019 đạt 115 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2019 đạt 1,39 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 434 triệu USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ 2018 và mặt hàng quả đạt 899 triệu USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2018. Thái Lan và Trung Quốc là hai thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2019 chiếm thị phần lần lượt là 35,5% (giảm 3,2%) và 25,7% (tăng 19,8%) so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp theo là Hoa Kỳ, Úc, Niuzilân tăng lần lượt là 72,7%; 5% và 44,4% sới cùng kỳ năm 2018. Các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTPP có hiệu lực sẽ mang lại cho ngành rau quả Việt Nam nhiều lợi ích khi các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi đi vào các thị trường “khó tính” như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc ... Tuy nhiên, mặt trái của các hiệp định này là các sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài cũng thuận lợi đi vào thị trường Việt Nam với thuế nhập khẩu bằng 0%. Nhìn lại 9 tháng đầu năm, thị trường nhiều loại trái cây trong nước diễn biến giảm do nhu cầu giảm, đặc biệt là từ quốc gia lân cận Trung Quốc với những điều kiện khắt khe về xuất khẩu. Tuy nhiên, trong tháng 8/2019, quả nhãn tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Úc (sau vải, xoài, thanh long); quả xoài được phép xuất khẩu vào thị trường Chilê (sau thanh long) hứa hẹn nhiều tín hiệu khả quan cho ngành rau quả Việt Nam trong thời gian tới. Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 7 4. Cà phê Xuất khẩu cà phê tháng 9/2019 ước đạt 81 nghìn tấn với giá trị đạt 143 triệu USD, lũy kế xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,25 triệu tấn và 2,15 tỷ USD, giảm 13,3% về khối lượng và giảm 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Đức và Mỹ tiếp tục duy trì vị trí hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019 với giá trị xuất khẩu lần lượt đạt 270,6 triệu USD (chiếm 13,5% thị phần) và 176 triệu USD (8,8% thị phần). Giá xuất khẩu cà phê bình quân giảm mạnh là yếu tố dẫn đến suy giảm xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống như Đức, Mỹ, Ý và Tây Ban Nha. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2019 đạt 1.709 USD/tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong tháng 9/2019, giá cà phê thế giới biến động giảm. So với tháng trước, giá cà phê Robusta giao tháng 11/2019 thị trường London giảm 25 USD/tấn xuống còn 1.304 USD/tấn. Thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị trường thế giới. So với tháng 8/2019, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 100 đ/kg xuống còn 32.400 – 33.400 đ/kg. Nhìn lại 9 tháng đầu năm 2019, giá cà phê trong nước biến động giảm với mức giảm 100 – 200 đ/kg so với cuối năm 2018. Giá cà phê trên thị trường thế giới giảm do một số yếu tố sau: - Giá đồng tiền Real của Brasil luôn duy trì ở mức thấp, người trồng cà phê của Brazil có nhiều động lực bán. - Dự trữ cà phê ở một số thị trường lớn như Mỹ tiếp tục tăng. Theo Green Coffee Association, tính đến cuối tháng 7/2019, tổng tồn kho cà phê tại các kho trên khắp nước Mỹ tăng 279.052 bao (bao 60 kg) so với cuối tháng 6/2019. Trong đó, dự trữ cà phê tại cảng New York tăng mạnh so với cuối tháng 6/2019 với mức tăng 89.723 bao. Dự báo từ nay đến cuối năm, giá cà phê có dấu hiệu khởi sắc hơn do nguồn cung cà phê của Việt Nam có dấu hiệu giảm và tồn kho thấp. Chính phủ Brasil giảm dự báo sản lượng cà phê niên vụ năm nay xuống 49 triệu bao loại 60 kg/bao, giảm từ 50,9 triệu bao dự báo hồi tháng 5/2019, do ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết không thuận lợi. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu tăng theo yếu tố chu kỳ. Thời điểm cuối năm, nhu cầu sản xuất tăng nên sức mua của các nhà kinh doanh và rang xay cà phê quốc tế tăng. 5. Chè Khối lượng xuất khẩu chè tháng 9/2019 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 94 nghìn tấn Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 8 và 165 triệu USD, tăng 2,4% về khối lượng và tăng 16,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá chè xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2019 đạt 1.778 USD/tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 8 tháng đầu năm 2019, Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc và Nga tiếp tục là 4 thị trường chính của chè Việt Nam (tổng cộng chiếm đến 71% kim ngạch xuất khẩu chè), với tổng giá trị chè xuất khẩu sang các thị trường này đạt 103,7 triệu USD, tăng 13,8%% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, xuất khẩu chè lại có sự biến động không đồng nhất giữa các thị trường. Trong khi giá trị xuất khẩu sang 3 thị trường Pakistan, Đài Loan và Trung Quốc đều tăng, xuất khẩu sang Nga lại giảm mạnh. Trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu chè sang Nga đạt 8,9 nghìn tấn, tương đương 13,3 triệu USD, giảm khoảng 14% về cả lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Tăng trưởng kinh tế Nga đã ở dưới mức trung bình toàn cầu trong vài năm qua, do cuộc khủng hoảng tài chính Nga từ năm 2014 và bị cấm vận kinh tế từ phương Tây. Mặc dù Nga đang dần thoát khỏi suy thoái nhưng người tiêu dùng Nga vẫn có xu hướng hướng tới các sản phẩm chè giá trung bình, thay vì các loại cao cấp. Cụ thể, giá trị nhập khẩu chè của Nga đã giảm liên tục từ năm 2014 đến nay, với tốc độ giảm trung bình hàng năm khoảng 5%/năm. Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2019, tổng nhập khẩu chè của Nga đã giảm 12,7% về lượng và giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong tháng 9/2019, thị trường chè nguyên liệu trong nước nhìn chung ổn định, không có biến động nhiều. Tại Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng cao giữ mức 200.000 đ/kg, chè xanh búp khô là 105.000 đ/kg. Tại Lâm Đồng, giá chè cành và chè hạt tăng nhẹ 100đ/kg lên tương ứng mức 8.600 đ/kg và 7.200 đ/kg. Nhìn lại 9 tháng đầu năm, thị trường chè trong nước không nhiều biến động do nguồn cung ổn định, đủ để cung cấp dù vào cao điểm như dịp Tết cổ truyền. Do đó, tình hình xuất chè xuất khẩu của Việt Nam đến nay cũng tương đối thuận lợi, xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt đều tăng trưởng, giá chè xuất khẩu bình quân tăng so với cùng kỳ năm ngoái. 6. Tiêu Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9/2019 ước đạt 14 nghìn tấn, với giá trị đạt 34 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 232 nghìn tấn và 590 triệu USD, tăng 21,8% về khối lượng nhưng giảm 7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2019 đạt 2.547 USD/tấn, giảm đến 23,5% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tiêu Việt Nam, chiếm 18,1% thị phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt tiêu sang Mỹ đạt 36,5 nghìn tấn, Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 9 tương đương 100,8 triệu USD, tăng 16% về lượng nhưng giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ đang có xu hướng tăng: trong 5 năm gần đây, tỷ trọng của Việt Nam đã tăng từ 49,3% (năm 2014) lên 61,8% (năm 2018) và đang là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Mỹ. Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2019, có đến 66,5% tổng lượng nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ đến từ Việt Nam. Về cơ cấu sản phẩm, xuất khẩu tiêu sang Mỹ đang có triển vọng tốt ở cả 2 mặt hàng tiêu xay và tiêu nguyên hạt, tuy nhiên tiêu xay có mức tăng trưởng tốt hơn. Theo thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tiêu xay bình quân hàng năm của thị trường Mỹ trong giai đoạn 2014-2018 đạt 4,1%/năm, trong khi tiêu nguyên hạt chỉ đạt 1,5%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tiêu xay từ Việt Nam đạt 17,3%/năm, và tiêu nguyên hạt đạt 5,9%/năm. Thị trường hạt tiêu trong nước biến động giảm trong tháng 9/2019. So với tháng trước, giá tiêu tại Đắc Lắc, Đắc Nông và Bà Rịa Vũng Tàu giảm 2.500 đ/kg xuống còn 41.500 – 42.500 đ/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 4.500 đ/kg xuống mức 38.000 đ/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm 3.500 đ/kg xuống 39.500 đ/kg. Nhìn lại 9 tháng đầu năm 2019, giá tiêu trong nước có xu hướng giảm. Giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông và Bà Rịa Vũng Tàu giảm 10.500 đ/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 13.000 đ/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm 11.500 đ/kg. Trong thời gian tới, giá tiêu trong nước và thế giới sẽ khó có khả năng tăng mạnh do áp lực dư cung. Theo báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Quốc tế (IPC), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nhu cầu hạt tiêu thế giới chỉ đạt khoảng 2-3%/năm, trong khi nguồn cung tăng trưởng tới 8-10%/năm. IPC dự báo, năm 2019, tổng nhu cầu tiêu của thế giới chỉ đạt khoảng 450 nghìn tấn, ít hơn khoảng 100 nghìn tấn so với tổng sản lượng hạt tiêu toàn cầu. 7. Điều Trong tháng 9/2019, khối lượng điều nhân Việt Nam xuất ước đạt 42 nghìn tấn với giá trị 290 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 328 nghìn tấn và 2,4 tỷ USD, tăng 20,9% về khối lượng nhưng giảm 5,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019, chiếm thị phần lần lượt là 32,6%, 15,5% và 9,6% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Trong 8 tháng đầu năm 2019, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Trung Quốc tăng 35,4%, Bỉ Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 10 tăng 30,8% và Đức tăng 20,3%. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2019 đạt 7.358 USD/tấn, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2018. Khối lượng điều thô nhập khẩu trong tháng 9/2019 ước đạt 143 nghìn tấn với giá trị đạt 160 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị hạt điều nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 1,28 triệu tấn và giá trị đạt 1,66 tỷ USD, tăng 32,3% về khối lượng nhưng giảm 15,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2019 là Bờ Biển Ngà, chiếm 37,5% thị phần, tăng 28,5% về khối lượng nhưng lại giảm 15,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng hạt điều nhân tháng 9/2019 đạt 6.905 USD/ tấn, tăng 0,78% so với tháng 8/2019. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 8/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt đạt 7.358 USD/tấn, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong nước, giá điều nguyên liệu tháng 9/2019 tiếp tục diễn biến trái chiều. Cụ thể, điều thô mua xô tại Bình Phước giảm từ 32.000 đ/kg xuống còn 31.000 đ/kg, có lúc giảm còn 28.000 đ/kg; điều thô mua xô tại Đắc Lắc tăng 400 đ/kg lên 32.800 đ/kg; tại Đồng Nai ổn định ở mức 46.000 đ/kg. Tính trong 9 tháng đầu năm, giá điều tại Bình Phước giảm xuống còn là 31.000 đ/kg so với mức 43.000 đ/kg hồi đầu năm. Trên thị trường thế giới, giá điều Ấn Độ tiếp tục tăng trong tháng 9/2019. Cụ thể, điều nhân WW180 ở mức 1085 Rs/kg, tăng 10 Rs/kg; điều nhân loại WW240 ở mức 762,5 Rs/kg, tăng 2,5 Rs/kg; điều nhân loại WW320 ở mức 647,5 Rs/kg, tăng 37,5 Rs/kg; riêng điều nhân loại WW210 ở mức 945 Rs/kg, giảm 5 Rs/kg so với đầu tháng. Giá điều nhân đang ở mức thấp và có xu hướng đang nhích dần lên. Dự báo quý IV năm 2019, nhu cầu tiêu thụ điều nhân thế giới sẽ tăng lên theo chu kì trong khi nguồn cung thiếu hụt. Bên cạnh đó căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã giúp xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc tăng mạnh. Để bù đắp sự thiếu hụt các loại hạt nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam. Điều này có thể đẩy giá điều nhân tăng. Các doanh nghiệp chế biến nên tập trung vào nâng cao chất lượng hạt điều để đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và dư lượng chất cấm từ các nhà thu mua lớn. 8. Cao su Khối lượng xuất khẩu cao su tháng 9/2019 đạt 159 nghìn tấn với giá trị đạt 207 triệu USD, lũy kế khối lượng và giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,12 triệu tấn và 1,53 tỷ USD, tăng 8,9% về khối lượng và tăng 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc vẫn là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 11 nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019, chiếm thị phần lần lượt là 63,9%, 8,8% và 3,3%. Giá cao su xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2019 đạt 1.371 USD/tấn, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2018. Lượng nhập khẩu cao su trong tháng 9/2019 ước đạt 64 nghìn tấn với giá trị đạt 102 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt 502 nghìn tấn với giá trị 855 triệu USD, tăng 15,2% về khối lượng và tăng 7,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Năm thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 8 tháng đầu năm 2019 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Camphuchia, Lào và Đài Loan chiếm 61,2% thị phần. Trên thị trường thế giới, giá cao su tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom) biến động tăng trong tháng 9/2019 do đồng Yên giảm giá. Giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng khi các nhà đầu tư tìm cách mua vào. Giá cao su hợp đồng benchmark giao tháng 2/2020 cuối phiên 19/9 tăng 0,7 Yên (tương đương 0,4%) lên 171 Yên (1,58 USD)/kg - mức cao nhất gần 1 tháng nhờ được hỗ trợ bởi đồng yên giảm so với đồng USD, tăng 8,1 Yên (tương đương 4,9%) so với phiên 2/9. Cùng với xu hướng của thị trường thế giới, giá cao su nguyên liệu tại thị trường trong nước chủ yếu tăng giá. Tại Bình Phước, giá mủ tăng từ 240 đồng/độ lên 245 đồng/độ. Giá mủ tại Đồng Nai không thay đổi ở mức 12.000 đồng/kg. Tính trong 9 tháng, giá mủ cao su tại Bình Phước tăng cao nhất vào khoảng tháng 5, đạt 280 - 290 đồng/độ, sau đó giá vào chu kỳ giảm đến nay còn khoảng 240 – 245 đồng/độ. Triển vọng thị trường cao su thời gian tới của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trước một số diễn biến tiêu cực trên thị trường thế giới như sau: 1. Xung đột thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường có thể sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng, và gián tiếp làm giảm nhu cầu về cao su tự nhiên. 2. Ảnh hường từ việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, sẽ gián tiếp làm giảm giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam. 3. Sức ép từ nguồn cung khi Indonesia và Malaysia đã hoàn tất chương trình cắt giảm xuất khẩu cao su tự nhiên trong cam kết của Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC), bao gồm Thái Lan, Indonesia, và Malaysia hồi tháng 3 để đẩy giá cao su tự nhiên trên thị trường quốc tế. Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 12 9. Thủy sản Theo số liệu mới nhất của Cục Nghề cá biển Hoa Kỳ (NMFS), giá trung bình của cá tra phile đông lạnh nhập khẩu trong tháng 7/2019 tại Mỹ là 3,74 USD/kg, tăng 2,4% so với tháng 6/2019 và thấp hơn 15,1% so với cùng tháng năm 2018. Giá bình quân nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 7/2019 đạt 8,3 USD/kg, tăng 1% so với tháng 6 và giảm 1,6% so với cùng tháng năm 2018. Sau khi nhích nhẹ trong tháng 8/2019, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 9/2019 trở lại xu hướng giảm do tốc độ cung tăng nhanh hơn cầu. Giá bán buôn dao động trong khoảng 20.500-21.000 đ/kg đối với cá tra loại I (800-900g/con), trong khi giá thu mua tại trang trại chỉ dao động 19.500-20.000 đ/kg, mức giảm khoảng 1.000đ/kg so với tháng trước. Thị trường giao dịch trầm lắng, các công ty hiện nay hầu như rất ít bắt cá ngoài mà ưu tiên thu hoạch cá trong vùng nuôi của doanh nghiệp và thu mua theo hợp đồng liên kết với các hộ nuôi cá. Nhìn lại 9 tháng đầu năm, thị trường cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL không thuận lợi đối với cả người nuôi và nhà xuất khẩu. Giá cá tra có xu hướng suy yếu dần sau một năm liên tục tăng nóng. So với thời điểm giá cá tra tăng cao kỷ lục trong năm 2018, mức giá hiện tại giảm gần 10.000 đ/kg so với hồi đầu năm nay và đang ở mức thấp nhất trong 2 năm qua. Giá cá tra giảm mạnh chủ yếu do ảnh hưởng bởi đầu ra xuất khẩu có phần chậm so với trước, nhất là xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đang giảm đáng kể từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường Hoa Kỳ cũng giảm mạnh.Tuy nhiên, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có bước tăng trưởng trong những tháng cuối năm khi vào mùa cao điểm tiêu thụ thủy sản. Giá tôm nguyên liệu trong tháng 9/2019 có xu hướng tăng nhẹ so với tháng trước với cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng do cung giảm. Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg tăng 10.000đ so với tháng trước lên 190.000 đ/kg, cỡ 30 con/kg tăng 20.000đ lên 170.000 đ/kg, cỡ 40 con giữ mức 128.000 đ/kg. Giá tôm thẻ ướp cỡ 60 con/kg tăng 16.000đ lên mức 116.000 đ/kg, cỡ 70 con/kg tăng 15.000đ lên 105.000 đ/kg, cỡ 100 con/kg tăng 12.000đ lên 91.000 đ/kg. Nguồn cung tôm thẻ hiện ở mức thấp, trong khi nhu cầu tăng do thị trường xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc khiến giá tôm thẻ có xu hướng gia tăng. Nửa đầu năm nay thời tiết khá thuận lợi, tình hình thị trường cung ứng tôm từ các nước nuôi tôm có sản lượng lớn như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan đều tăng hơn năm 2018 ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung của thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam. Sang quý III/2019, giá tôm đã có sự cải thiện, hiện nay sản lượng tôm nuôi ở các nước lân cận cũng giảm mạnh, trong khi đó các doanh nghiệp chế biến đang đẩy mạnh thu mua chuẩn bị hàng phục vụ dịp lễ, Tết, thị trường cuối năm khiến giá tôm nguyên liệu có chiều hướng tăng cao. Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 13 Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 9/2019 ước đạt 733 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 6,23 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 8 tháng đầu năm 2019, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Đài Loan tăng 13,1%, Trung Quốc tăng 11,2% và Mexico tăng 10,6%. Tính đến hết tháng 8/2019, giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, xuất khẩu cá ngừ 8 tháng đầu năm đạt 493,87 triệu USD tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2018; các loại cá khác trừ cá ngừ và cá tra đạt 1.058,47 triệu USD tăng 17,3%; cua, ghẹ và giáp xác khác đạt 86,43 triệu USD tăng 17,3%; nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 60,24 triệu USD tăng 2,1%. Bên cạnh những mặt hàng có giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm, một số mặt hàng có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước như tôm, cá tra và mực do gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan. Tính hết tháng 8/2019 giá trị xuất khẩu tôm sú đạt 449,76 triệu USD giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2018; tôm chân trắng đạt 1.467,17 triệu USD giảm 6%; cá tra đạt 1.303,96 triệu USD giảm 7,7%; mực và bạch tuộc đạt 385,58 triệu USD giảm 7,4%. Dự báo xuất khẩu thủy sản 3 tháng cuối năm có thể khó đạt mức tăng trưởng cao như cùng kỳ năm 2018 do thủy sản Việt Nam phải chịu cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng. Nguyên nhân do công nghệ nuôi trồng thủy sản của các nước phát triển khá mạnh, Trung Quốc, Malaysia bắt đầu nuôi cá tra; Thái Lan, Ấn Độ ngày càng kiểm soát tốt bệnh trong nuôi tôm và trúng mùa. Ngoài ra, ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới có xu hướng quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp cũng tác động không nhỏ đến giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 3 tháng cuối năm và cả năm 2019. Dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2019 sẽ đạt khoảng 3,4 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2018, xuất khẩu cá tra đạt 2,23 tỷ USD giảm 3% so với năm 2018. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 9/2019 ước đạt 127 triệu USD, đưa tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2019 đạt 1,32 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2019 là Na Uy, chiếm 12,2% thị phần, tiếp đến là Ấn Độ và Trung Quốc với thị phần lần lượt là 11,4% và 7,7%. Trong 8 tháng đầu năm 2019 thị trường có giá trị nhập khẩu thủy sản tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2018 là Philippin (gấp 2,67 Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 14 lần), ngược lại thị trường có giá trị nhập khẩu thủy sản giảm mạnh nhất là Ấn Độ giảm 45,9% so với cùng kỳ năm 2018. 10.Sản phẩm chăn nuôi Giá lợn nạc giao tháng 10/2019 thị trường Chicago, Mỹ biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 2,9 UScent/lb xuống còn 62,925 UScent/lb (tương đương 32.310 đ/kg). Giá thịt lợn giảm do nguồn cung thịt lợn Hoa Kỳ đang ở mức cao, xuất khẩu thịt lợn gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc hủy nhiều đơn hàng nhập khẩu từ Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nước hiện vẫn căng thẳng. Tuy nhiên theo Bloomberg, các doanh nghiệp Trung Quốc đang xúc tiến chuẩn bị mua thêm 100.000 tấn thịt lợn Mỹ khi các nhà đàm phán cấp cao Mỹ - Trung sắp gặp nhau trong tháng 10 tại Washington DC nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nước cũng như đối phó với tình trạng khủng hoảng thịt lợn diễn ra tại thị trường nội địa nước này. Do đó, giá thịt lợn tại Hoa Kỳ có thể sẽ biến động tăng nhẹ trong tháng tới. Trong tháng 9/2019, giá lợn hơi trong nước biến động giảm khi dịch tả lợn Châu Phi trong nước đã đi vào kiểm soát, nhiều hộ dân đã bắt đầu tái đàn. Tại miền Bắc, giá lợn hơi giảm 1.000 – 2.000 đ/kg. Tại Hà Nam, lợn hơi được thu mua trong khoảng 40.000 - 47.000 đ/kg; Hoà Bình đạt 45.000 đ/kg. Hưng Yên, Tuyên Quang, Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái giá ở mức 44.000 - 47.500 đ/kg. Một số địa phương còn lại giá lợn hơi cao hơn khoảng 2.500 - 4.000 đ/kg, ghi nhận ở mức 48.000 - 50.000 đồng. Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi đang dao động trong khoảng 39.000 - 45.000 đ/kg; giảm 2.000 đ/kg so với tháng trước. Cụ thể, mức giá cao nhất 45.000 đ/kg tại Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các tỉnh Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa giá ổn định trong khoảng 40.000 - 41.000 đ/kg; tại Đắk Lắk cũng dao động quanh 39.000 - 42.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Nam giảm ở nhiều địa phương với mức giảm 1.000 – 5.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại Gia Kiệm (Đồng Nai) có nơi đạt 47.000 đ/kg; Cẩm Mỹ (Đồng Nai) đạt 42.000 đ/kg. Bình Dương, Bình Phước tiếp tục duy trì mức 41.000 đ/kg – 42.000 đ/kg. Tại Tây Nam Bộ, giá lợn hơi vẫn ở mức thấp 37.000 đ/kg – 40.000 đ/kg. Tính chung toàn khu vực, lợn hơi đang được thu mua phổ biến trong khoảng 37.000 - 42.000 đ/kg. Giá thu mua gà tại trại ở Đông Nam Bộ và ĐBSCL giảm mạnh trong tháng 9. So với tháng 8, giá gà thịt lông màu tại hai khu vực này giảm 8.000 đ/kg xuống còn 30.000 – 31.000 đ/kg. Giá gà thịt lông trắng giảm 4.000 – 6.000 đ/kg xuống mức 12.000 – 16.000 đ/kg. Nhìn lại 9 tháng đầu năm 2019, giá lợn hơi cả nước trong xu hướng giảm là chủ đạo do chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khi người dân hạn chế sử dụng thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày. So với cuối năm 2018, giá lợn hơi miền Bắc giảm 1.000 – 2.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên giảm 1.000 – 6.000 đ/kg. Giá lợn Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 15 hơi tại miền Nam giảm 6.000 – 9.000 đ/kg. Dịch tả lợn châu Phi khiến 4,5 triệu con lợn trong nước bị tiêu hủy, tương đương 10-12% sản lượng cả nước cùng với nhu cầu nhập thịt lợn của Trung Quốc từ Việt Nam tăng mạnh, do đó dự báo, giá lợn hơi dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2020 sẽ tăng cao. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 9/2019 tiếp tục đạt đạt kết quả ấn tượng với kim ngạch ước đạt 67 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 529 triệu USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2018. Tám tháng đầu năm 2019 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt gần 20 triệu USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2018; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ lợn đạt 44,7 triệu USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm 2018. 11.Gỗ và sản phẩm từ gỗ Giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 9/2019 ước đạt 842 triệu USD, lũy kế xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2018. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc duy trì vị trí 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu sang 4 thị trường này đạt 5,34 tỷ USD, tương đương với 80,7% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Giá trị nhập khẩu tháng 9/2019 ước đạt 198 triệu USD, đưa tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt 1,87 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 8 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam với 21,8% thị phần. Ngoài ra, một số thị trường có nhập khẩu gỗ tăng mạnh có thể kể đến là: Nga (tăng 284%), Lào (tăng 85,2%), Italia (tăng 76,6%) và Trung Quốc (tăng 37,5%). Nhiều nghiên cứu đã cảnh báo các rủi ro cho các ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là ngành gỗ với một số bằng chứng về gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc được xuất khẩu vào thị trường Mỹ qua con đường khác nhằm né thuế đặc biệt là đối với các sản phẩm gỗ dán (HS 4412). Nếu như xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ chỉ là 53 triệu USD năm 2010 thì đến năm 2017, con số này lên tới 387 triệu USD, năm 2018 đạt 632 triệu USD, và đến hết 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ đã đạt 368 triệu USD. Điều này dẫn đến những quan ngại Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để chống lẩn tránh thuế đối với các sản phẩm gỗ dán của Việt Nam cũng như nguy cơ Trung Quốc “mượn” nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. ------------------------------------------------------------- Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 16

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Nội dung Video có phù hợp không

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay14,470
  • Tháng hiện tại240,021
  • Tổng lượt truy cập8,865,086
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây