Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua "Nghệ An chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021 - 2023, triển khai kế hoạch năm 2024

Thứ hai - 01/07/2024 03:17 414 0
Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua "Nghệ An chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021 - 2023, triển khai kế hoạch năm 2024

Sáng 24/6, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua "Nghệ An chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021 - 2023, triển khai kế hoạch năm 2024.

Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh; Thành viên Hội đồng thẩm định nông thôn mới tỉnh.

Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tiêu biểu tại hội nghị. Ảnh: Xuân Hoàng
Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tiêu biểu tại hội nghị. Ảnh: Xuân Hoàng

Huy động trên 39 nghìn tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ tỉnh đến Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, sức sống và diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp và làm mới tương đối đồng bộ. Nông thôn đang dần trở thành những “miền quê đáng sống”.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Xuân Hoàng
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Xuân Hoàng

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, trong giai đoạn 2021 – 2023, toàn tỉnh đã huy động nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên 39 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình chiếm 10,02%; Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án chiếm 8,5%; Vốn tín dụng chiếm 72,3%; Vốn doanh nghiệp chiếm 3,98% và vốn nhân dân đóng góp chiếm 5,2%.

Điểm nổi bật trong giai đoạn 2021 – 2023, UBND tỉnh hỗ trợ cho các địa phương hơn 302 nghìn tấn xi măng, tương đương khoảng hơn 1.729km đường giao thông nông thôn mới. Nâng tổng số km giao thông đã xây dựng, nâng cấp được của toàn tỉnh từ khi thực hiện chương trình đến nay là 11.889 km, với tổng kinh phí hơn 14.646 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2023 đạt khoảng 40,5 triệu đồng/năm (tăng 8,5 triệu đồng/năm so với cuối năm 2020).

ocop 1
Đến nay, Nghệ An đã có 567 sản phẩm OCOP được đánh giá công nhận 3 sao trở lên. Ảnh: Xuân Hoàng

Đến nay, Nghệ An đã có 567 sản phẩm OCOP được đánh giá công nhận 3 sao trở lên, trong đó có 37 sản phẩm đạt 4 sao, 529 sản phẩm đạt 3 sao và 1 sản phẩm 5 sao. Trong đó từ năm 2021 đến 2023 có thêm 483 sản phẩm OCOP, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2030 là có 200 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên. Trong giai đoạn này toàn tỉnh có thêm 374 vườn chuẩn nông thôn mới.

Kết quả cho thấy, từ năm 2021 đến 2023, toàn tỉnh có thêm 39 xã đạt chuẩn nông thôn mới và thêm 32 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới. Nâng tổng số xã nông thôn mới toàn tỉnh lên 319 xã/411 xã. Có 81 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã nông thôn mới nâng cao lên 83 xã; 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 17 tiêu chí/xã.

Có thêm các huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Quỳnh Lưu, Đô Lương, Diễn Châu và huyện Hưng Nguyên đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục để trình công nhận.

tham luan
Ông Trần Văn Sao - Bí thư Đảng ủy xã Nghi Văn (Nghi Lộc) tham luận tại hội nghị. Ảnh: Xuân Hoàng

Tại hội nghị đã có 7 tham luận chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu của xã Nghi Văn (Nghi Lộc), xây dựng xã nông thôn kiểu mẫu chuyển đổi số của xã Long Thành (Yên Thành); kinh nghiệm xây dựng bản nông thôn mới của bản Ba Cống, xã Châu Hoàn (Quỳ Châu); quyết tâm cán đích nông thôn mới của xã Thọ Sơn (Anh Sơn)...

Mục tiêu đến năm 2025 Nghệ An có ít nhất 340 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có ít nhất 136 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có ít nhất 34 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến năm 2025 có 11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Đi sâu vào chất lượng

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, ngành và địa phương trong giai đoạn qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

anh de
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Xuân Hoàng

Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành liên quan và chính quyền các địa phương cần đánh giá kỹ lưỡng những kết quả đạt được trong 3 năm qua.

Trong đó, tập trung phân tích, làm rõ những mặt được, những mặt chưa được, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần khắc phục, tác động, ảnh hưởng của chương trình đến phát triển kinh tế - xã hội của từng xã, huyện và cả tỉnh, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm.

tap the
Các đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân. Ảnh: Xuân Hoàng

Đồng chí phó Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành cấp tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao, bám sát các định hướng trọng tâm nêu trên; kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả của chương trình.

Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả chương trình.

Các địa phương quyết liệt thực hiện chương trình tổng thể xây dựng nông thôn mới, các chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đi sâu vào chất lượng.

Cần phát huy vai trò, ý nghĩa của chương trình trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, du lịch, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các địa phương.

Tăng cường hướng dẫn người dân phát triển sản phẩm OCOP, khởi nghiệp trong nông nghiệp, để người dân phát huy được lợi thế và làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 22 tập thể và 35 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2023.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Nội dung Video có phù hợp không

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây