THÔNG TIN THAM KHẢO ĐỊNH KỲ VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THÁNG 6/2020

Chủ nhật - 05/07/2020 22:13 562 0
           Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 6 năm 2020 ước đạt 3,15 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 đạt 18,81 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,94 tỷ USD, giảm 2,7%; giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 190 triệu USD, giảm 19,4%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 3,56 tỷ USD, giảm 8,6%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 2,7%. Thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là bốn thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, với thị phần chiếm lần lượt là 24,2% (giá trị giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2019), 21,9% (tăng 5,7%), 8,8% (giảm 0,7%) và 6,1% (tăng 2,4%).
          Trong khi đó, ước giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 6 năm 2020 đạt 2,6 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2020 đạt gần 14,3 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính ước đạt gần 11,6 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc và khối ASEAN là ba thị trường/khối thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam, với thị phần trong tổng giá trị nhập khẩu chiếm lần lượt là 13,1%, 12,1% và 12%. Tuy nhiên, nhập khẩu của Việt Nam từ cả 3 thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2020 đều được ước tính sẽ giảm so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, nhập khẩu từ Hoa Kỳ ước giảm 1,4%, Trung Quốc giảm 12% và ASEAN giảm 20,9%.
           Trong bối cảnh đại dịch Covid tiềm ẩn nhiều nguy cơ, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản Việt Nam đang chịu những tác động lên xuống trái chiều. Thị trường bán lẻ tại các nước như Mỹ mặc dù được nhận định tăng trong tháng 5/2020, vượt xa dự báo nhưng những dấu hiệu phục hồi trở lại của nền kinh tế nước này còn chưa chắc chắn do tăng trưởng của việc làm và sản lượng vẫn ở mức rất thấp so với thời kỳ trước đại dịch. Trong khi đó, doanh số bán lẻ của Trung Quốc giảm trong tháng 5/2020, đánh dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp, đây được coi là diễn biến tất yếu do tiêu dùng nội địa của nước này phụ thuộc nhiều vào hoạt động du lịch, trong khi đó tình trạng thất nghiệp tăng cộng thêm lo ngại đợt bùng phát dịch bệnh mới. Ở diễn biến khác, các nước Châu Âu từ đầu tháng 5/2020 đang dần nới lỏng các biện pháp phong toả, tái khởi động lại nền kinh tế. Bên Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về thuongmai.cb@mard.gov.vn 2 cạnh đó, ngày 8/6/2020, Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) đã chính thức được Quốc hội Việt Nam thông qua. Hiệp định dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1/8/2020 mở ra cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận thị trường này. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với thách thức mới về những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nông sản.
         DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC
        1. Lúa gạo:
         
Tính đến ngày 15/6/2020, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 3,2 triệu tấn, trị giá 1,6 tỷ USD tăng 4,6% về lượng và 18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 năm 2020 ước đạt 409 nghìn tấn với giá trị đạt 207 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2020 đạt gần 3,5 triệu tấn và 1,71 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng và tăng 17,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Tính trong 5 tháng đầu năm, Philippin đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 39,9% thị phần với khối lượng đạt 1,3 triệu tấn và 598,6 triệu USD, tăng 23,1% về khối lượng và tăng 42,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong 5 tháng đầu năm 2020, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất là: Senegal (gấp 18,3 lần), Indonesia (gấp 2,9 lần) và Trung Quốc (gấp 2,3 lần). Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Hồng Kông (giảm 38,6%). Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2020 đạt 485,1 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2019.
          Về chủng loại xuất khẩu, trong năm tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 38,0% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 38,0%; gạo nếp chiếm 19,6%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2%. Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippin (với 399,0 triệu USD, chiếm 63,6%), Malaysia (với 78,9 triệu USD, chiếm 12,6%) và Ghana (với 18,4 triệu USD, chiếm 2,9%). Với gạo jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Philippin (với 229,4 triệu USD, chiếm 36,6%), Ghana (với 91,3 triệu USD, chiếm 14,6%) và Bờ Biển Ngà (với 61,6 triệu USD, chiếm 9,8%). Với gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc (với 244,8 triệu USD, chiếm 75,6%), Philippin (với 25,2 triệu USD, chiếm 7,8%) và Malaysia (với 18,5 triệu USD, chiếm 5,7%). Với gạo japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Kiribati (với 20,3 triệu USD, chiếm 29,4%), Đảo quốc Solomon (với 8,6 triệu USD, chiếm 12,4%), và Philippin (với 5,9 triệu USD, chiếm 8,5%).             Trên thị trường thế giới, trong tháng 6/2020, giá gạo xuất khẩu Thái Lan đã tăng nhẹ so với tháng 5/2020 do tỷ giá đồng Baht tăng và có sự thiếu hụt nguồn cung do hạn hán. Tình trạng giá tăng cao đã khiến cho gạo Thái Lan trở nên kém cạnh tranh hơn so với các quốc gia xuất khẩu chính khác như Ấn Độ và Việt Nam. Trong khi đó, gạo xuất khẩu Ấn Độ giảm nhẹ do tỷ giá đồng Rupee giảm, và nhu cầu đặt hàng từ các đối tác nước ngoài đang chững lại; bên cạnh đó, diễn biến dịch Covid-19 khó lường khiến chính phủ Ấn Độ khó có thể gỡ bỏ phong tỏa hoàn toàn, nên kéo dài tình trạng thiếu hụt lao động logistics. Cụ thể, giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan tăng từ 490 – 512 USD/tấn lên 505 – 533 USD/tấn (FOB Băng Cốc). Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giảm từ 368 – 373 USD/tấn xuống còn 366 – 372 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 26/3. Tại Việt Nam, nguồn cung từ vụ thu hoạch Hè Thu đang dần được đưa ra thị trường, khiến  cho giá gạo giảm nhẹ so với tháng trước. Gạo 5% tấm của Việt Nam giảm từ mức cao 475 USD/tấn xuống còn 450 USD/tấn (FOB TPHCM), mức thấp nhất trong gần 2 tháng.
            Tại thị trường trong nước, giá lúa chất lượng cao tăng mạnh tại Kiên Giang trong tháng qua do nhu cầu tiêu thụ tăng, trong khi phần lớn vẫn ổn định tại các địa phương khác. Cụ thể, tại An Giang, lúa IR50404 duy trì ở mức 5.400 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 đồng/kg; lúa OM 6976 tăng nhẹ 100 đồng/kg lên 5.700 đồng/kg; lúa gạo thường ổn định ở mức 11.000 đồng/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.500 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 giảm 300 đồng/kg xuống 5.400 đồng/kg, lúa khô ổn định ở mức 6.000 đồng/kg; lúa hạt dài ướt tăng 200 đồng/kg lên 5.900 đồng/kg, lúa khô ở mức 6.200 đồng/kg. Tại Kiên Giang, lúa IR50404 tăng 300 đồng/kg lên mức 6.100 – 6.200 đồng/kg; lúa OM 6976 tăng mạnh 700 đồng/kg lên mức 7.200 – 7.300 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 400 đồng/kg lên mức 7.100 – 7.300 đồng/kg. Nhìn lại 6 tháng đầu năm, giá lúa diễn biến tăng tại một số tỉnh như An Giang, Kiên Giang, song lại giảm tại Vĩnh Long. Trong đó, lúa thường IR50404 tại An Giang tăng 300 đ/kg, Vĩnh Long giảm 500 đ/kg; các loại lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 6976 tại An Giang tăng nhẹ khoảng 100 đ/kg, tại Bạc Liêu tăng 100 đ/kg và tăng mạnh từ 400 – 700 đồng/kg tại Kiên Giang.
            Một số nhận định và dự báo: (1) Theo USDA tháng 6/2020, dự báo sản lượng gạo của thế giới năm 2020 ước đạt 494,3 triệu tấn, giảm khoảng 0,4% so với năm 2019. Tiêu dùng gạo thế giới năm 2020 ước đạt 489,8 triệu tấn, tăng khoảng 1,3% so với năm 2019; (2) Đối với Việt Nam, triển vọng xuất khẩu gạo đang được mở ra khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) được Quốc hội thông qua. Trong đó, cam kết cụ thể EU dành cho Việt Nam là hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát; 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm) và tự do hoá hoàn toàn với gạo tấm. Sau 3 – 5 năm, thuế suất cho các sản phẩm từ gạo sẽ về 0%.
           2. Rau quả
           Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 6 năm 2020 ước đạt 285 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1,79 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020 với 60,4% thị phần. Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 906,1 triệu USD, giảm 29,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019 (đạt 1,3 tỷ USD). Trừ thị trường Trung Quốc có giá trị xuất khẩu giảm, hầu hết các thị trường đều có giá trị xuất khẩu tăng như: Thái Lan đạt 68 triệu USD (chiếm 4,5% thị phần, tăng 233,4%); Hàn Quốc đạt 67,4 triệu USD (chiếm 4,5%, tăng 21,8%); Hoa Kỳ đạt 62 triệu USD (chiếm 4,1%, tăng 6,1%), Nhật Bản đạt 57,7 triệu USD (chiếm 3,8%, tăng 15,5%); Hà Lan đạt 34 triệu USD (chiếm 2,3%, tăng 9%)… Giá trị xuất khẩu trong tháng 5/2020 giảm là do một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm, trong đó có thanh long – mặt hàng chiếm thị phần cao nhất (với 34,8% tổng giá trị xuất khẩu rau quả) đạt 521,8 triệu USD, giảm 6,7%; chuối đạt 98,3 triệu USD (chiếm 6,6%; giảm 7,6%); dưa hấu đạt 32,4 triệu USD (chiếm 2,2%, giảm 39,6%); nhãn đạt 18,4% (chiếm 1,2%; giảm 80,4%); sầu riêng đạt 18 triệu USD (chiếm 1,2%, giảm 87,5%),...
          Giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 6/2020 ước đạt 107 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2020 đạt 583 triệu USD, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2019. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ôxtrâylia là các thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2019, nhập khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2020 từ các thị trường Trung Quốc, Ôxtrâylia giảm lần lượt là 34,6% và 17,5%, trong khi nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ tăng 31,3%.
          Tại thị trường trong nước, trong tháng 6/2020: (1) Vải thiều chính vụ tại Bắc Giang bắt đầu cho thu hoạch. Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng ngay từ thời điểm đầu vụ, giá vải thiều vẫn ở mức cao: 40.000 - 45.000 đồng/kg và hiện có 300 điểm cân vải xuất khẩu đi Trung Quốc, cao hơn bình quân từ 7.000 - 8.000 đồng/kg so với đầu vụ. Dự kiến giá vải trên địa bàn tỉnh còn tiếp tục tăng trong những ngày tới. Tập đoàn Vina T&T đã xuất khẩu lô vải thiều 30 tấn được sản xuất theo quy trình GlobalGap đi thị trường Mỹ và dự kiến sẽ tiếp tục thu mua khoảng 50 tấn vải chính vụ xuất khẩu sang Mỹ. Với thị trường Nhật Bản, sau khi chuyên gia Nhật Bản tiến hành trực tiếp kiểm tra hệ thống xử lý khử trùng vải thiều của Việt Nam, lô vải thiều chính vụ Bắc Giang đã lần đầu được xuất khẩu qua đường hàng không và đến sáng ngày 20/6 đã có mặt tại Nhật Bản. Trong ngày mở bán đầu tiên (21/6), lô vải thiều tươi này đã bán hết chỉ trong vòng vài tiếng. Đáng chú ý, phía doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá rất cao về chất lượng quả vải Việt Nam. Khởi đầu thành công đã mở ra cơ hội xuất khẩu rất lớn cho quả vải thiều tươi đến với thị trường khó tính này; (2) Đối với rau củ, trong tháng 6, tại một số tỉnh phía Nam, nhiều loại rau xanh tăng 5.000 - 10.000 đồng so với tháng trước, do mưa kéo dài, dịch bệnh bùng phát khiến người trồng giảm xuống giống nên thiếu nguồn cung. Đặc biệt, các loại rau thơm như ngò rí, diếp cá, tía tô... sản lượng khá thấp nên giá tăng cao mà vẫn không có hàng để bán.
           Một số nhận định và dự báo: (1) EU cam kết mở cửa mạnh cho rau quả Việt Nam trong EVFTA, cụ thể là xóa bỏ 94% trong số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả, trong đó có nhiều sản phẩm Việt Nam có lợi thế, ngay khi Hiệp định có hiệu lực (2) Mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, Nhật Bản vẫn đẩy mạnh nhập khẩu nhiều chủng loại trái cây, rau củ từ Việt Nam như chuối, thanh long, vải, khoai lang… Bên cạnh đó, hàng năm doanh nghiệp nhập khẩu của Nhật Bản thường nhập khẩu lượng lớn trái cây như chuối, vải do người tiêu dùng Nhật rất ưa chuộng loại trái cây này. Đây cũng là những mặt hàng được nhận định có tiềm năng xuất khẩu cao của Việt Nam sang thị trường Nhật.
           3. Sắn
            Trong tháng 6 năm 2020, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn ước đạt 157 nghìn tấn, tương đương 52 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,4 triệu tấn với giá trị 470 triệu USD; tăng 15,5% về khối lượng và 2,1% về giá trị so với cùng kì năm 2019. Giá xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn bình quân 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 341 USD/tấn, giảm 12% so với cùng kì năm ngoái.
            Xét về cơ cấu sản phẩm, trong 6 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu sắn lát tăng mạnh ước đạt 418 nghìn tấn, tương đương 93 triệu USD, tăng 76% về lượng và 88% về giá trị so với cùng kì năm trước. Giá xuất khẩu sắn lát bình quân 6 tháng ở mức 223,5 USD/tấn, tăng 7% so với mức giá 209 USD/tấn của cùng kì năm trước. Về mặt hàng tinh bột sắn, xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 960 nghìn tấn với giá trị 377 triệu USD, tương đương tăng 0,5% về lượng và giảm 8% về giá trị so với cùng kì năm 2019. Giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn đạt 392 USD/tấn, giảm 9% so với cùng kì năm trước.
            Xét về cơ cấu thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020. Cụ thể tổng sản lượng xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2020 đạt 1,1 triệu tấn, tương tương với 379 triệu USD, tăng 16% về sản lượng và tăng 2,5% về giá trị so với cùng kì năm 2019. Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan cũng là những nước tăng mạnh nhập khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay, cụ thể xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 48 nghìn tấn tương đương 13,3 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và 3,4% về giá trị so với cùng kì năm 2019. Xuất khẩu sang Malaysia đạt 19,6 nghìn tấn tương đương 8,1 triệu USD, tăng 49,6% về sản lượng và 42,3% về giá trị so với cùng kì năm 2019. Xuất khẩu sang Đài Loan đạt 18,2 nghìn tấn với giá trị 7,4 triệu USD, tăng 42,5% về lượng và 28% về giá trị so với cùng kì năm ngoái.
            Giao dịch nội địa và xuất khẩu đối với hàng sắn lát và tinh bột sắn đều trầm lắng do Trung Quốc đang vào thời kì thấp điểm tiêu thụ mặt hàng này. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay, mặc dù ngành sắn đã không còn chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19. Xuất khẩu sắn lát đang chậm lại do nhu cầu mua sắn lát từ Trung Quốc chậm khi chính phủ nước này bắt đầu bán ngô từ kho dự trữ. Xuất khẩu sắn lát tháng 5 đạt mức thấp nhất trong năm 2020, chỉ đạt 32 nghìn tấn tương đương 7,1 triệu USD, giảm 41% về lượng và 39% về giá trị so với tháng 4 năm 2020. Tính đến cuối tháng 5 thì tồn kho sắn lát chưa kí hợp đồng của Việt Nam chỉ còn khoảng 50 đến 70 nghìn tấn. Với lượng tồn kho mỏng cộng thêm giá cồn tại Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng, nên giá xuất khẩu sắn lát của Việt Nam tháng 5 năm 2020 đạt mức 220 USD/tấn, tăng 3% so với tháng 4 năm 2020. Với mặt hàng tinh bột sắn, xuất khẩu cũng chỉ ở mức thấp do nhu cầu tiêu thụ từ phía Trung Quốc yếu và tỉ giá đồng CNY/VND giảm mạnh nên một số chủ hàng tạm ngừng đưa hàng ra. Xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc tháng 5 năm 2020 đạt 121 nghìn tấn tương đương 47,3 triệu USD, giảm 41% về lượng và 40% về giá trị so với tháng 4 năm 2020. Mặc dù tồn kho tinh bột sắn tại Thái Lan và Việt Nam giảm mạnh do vào cuối vụ nhưng lượng tinh bột tồn kho tại các cảng khu vực phía Bắc Trung Quốc vẫn còn khá nhiều nên giá xuất khẩu bình quân tháng 5 năm 2020 chỉ được ở mức 391 USD/tấn.
            Một số nhận định và dự báo: Dự báo xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam sẽ tốt hơn trong thời gian tới, khi các nhà máy chế biến Trung Quốc hoạt động tăng cường trở lại sau thời gian bảo dưỡng. Giá xuất khẩu 2 mặt hàng này cũng sẽ trên đà tăng dần do nhu cầu mua từ phía Trung Quốc tốt hơn, nguồn cung nội địa khan hiếm do thời tiết nắng nóng và yếu tố dịch bệnh trên cây sắn. Tuy nhiên chưa thể xác lập chắc chắn một mức tăng ổn định trong dài hạn khi giá ngô thế giới bán ra ở mức thấp, cộng thêm tỉ giá đồng Nhân dân tệ khó đoán trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước này.
            4. Cà phê
             Xuất khẩu cà phê tháng 6 năm 2020 ước đạt 128 nghìn tấn với giá trị đạt 216 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2020 đạt 943 nghìn tấn và 1,59 tỷ USD, tăng 2,4% về khối lượng và tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Đức, Hoa Kỳ và Italy tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 14,7%, 9% và 7,9%. Trong 5 tháng đầu năm 2020, giá trị cà phê xuất khẩu tăng mạnh tại các thị trường: Ba Lan (tăng 51%, đạt 20,9 triệu USD), Nhật Bản (tăng 17,2%, đạt 84, triệu USD), Đức (tăng 15,2%, đạt 202,1 triệu USD)... Ngược lại, giá trị xuất khẩu giảm mạnh nhất tại các thị trường: Anh (giảm 29,7%, đạt 27,1 triệu USD), Trung Quốc (giảm 16%, đạt 34,6 triệu USD), Hoa Kỳ (giảm 4,9%, đạt 124,2 triệu USD) và Ý (giảm 4,3%, đạt 107,9 triệu USD). Giá cà phê xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2020 đạt 1.684 USD/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
            Trong tháng 6/2020, giá cà phê thế giới biến động giảm. So với tháng trước, giá cà phê Robusta giao tháng 7/2020 thị trường London giảm 61 USD/tấn xuống mức 1.128 USD/tấn. Dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu thụ cà phê từ mua hàng tại các tiệm ăn hay quán cà phê, người tiêu dùng chuyển sang thưởng thức tại nhà. Điều này được dự báo sẽ có tác động tốt đến giá cà phê Robusta do đa phần các loại cà phê phối trộn hay hòa tan đều sử dụng loại cà phê này. Trong khi đó, giá cà phê Arabica tiếp tục giảm sâu hơn 100 USD/tấn trong tháng 6/2020. Theo đó, giá giao kỳ hạn tháng 7/2020 giao dịch ở mức 2105 USD/tấn. Giá cà phê giảm do nguồn cung dồi dào bởi Brazil đang thu hoạch vụ mới được mùa và nhu cầu tiêu thụ toàn cầu sụt giảm vì các biện pháp cách ly xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, giá trị đồng Real Brazil cũng có sự ảnh hưởng tương đối đến giá cà phê trên thị trường. Mặc dù có mạnh dần lên trong những ngày đầu tháng 6/2020 nhưng đồng Real đã nhanh chóng trở lại đà giảm và tiếp tục neo giá cà phê Arabica tại mức giảm kỷ lục kéo dài.
            Tại thị trường trong nước, giá cà phê biến động giảm cùng xu hướng thị trường thế giới. So với tháng 5/2020, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 100 đ/kg xuống mức 30.400 – 30.900 đ/kg. Giá cao nhất tại khu vực tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại khu vực tỉnh Lâm Đồng. Tại cảng TP. HCM, giá cà phê giao cũng đã giảm xuống và đang được bán với giá 32.000 đ/kg. Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2020, giá cà phê trong xu hướng biến động giảm là chủ đạo. So với thời điểm cuối năm 2019, giá cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.500 – 1.900 đ/kg. Dự báo thời gian tới, giá cà phê trong nước có thể tăng lên do nguồn cung sụt giảm vì người nông dân không muốn bán hàng với giá quá thấp.
             Một số nhận định và dự báo: Trong tháng 6/2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra các báo cáo giữa năm về tình hình cung-cầu cà phê thế giới, cho rằng các nước sản xuất lớn được mùa. Theo đó, sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020/21 dự kiến đạt mức cao kỷ lục khoảng 105 triệu tấn, vượt nhu cầu gần 4 triệu tấn cà phê. Như vậy, tồn kho cà phê thế giới sẽ tăng lên mức cao nhất trong 6 năm gần đây, đạt 25 triệu tấn. Tồn kho lớn cùng với nhu cầu tiêu thụ chưa thể tăng cao sẽ đặt áp lực lớn lên giá cà phê.
             5. Chè
             Khối lượng xuất khẩu chè tháng 6 năm 2020 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 19 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2020 đạt 58 nghìn tấn và 90 triệu USD, tăng 0,5% về khối lượng nhưng giảm 8,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
             Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường chính vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt là Nga, Indonesia và Hoa Kỳ. Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu chè sang Nga đạt 6,1 nghìn tấn, tương đương 9,3 triệu USD, tăng 11,6% về khối lượng và tăng 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019; tương tự, xuất khẩu chè sang Indonesia đạt 5,1 nghìn tấn, tương đương 4,5 triệu USD, tăng 36,7% về khối lượng và tăng 29,4% về giá trị; xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ đạt 2,4 nghìn tấn, tương đương 3 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng và tăng 17% về giá trị. Đáng chú ý, xuất khẩu chè sang Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2019.
             Trên thị trường thế giới, nhiều quốc gia xuất khẩu chè lớn như Ấn Độ và Sri Lanka vẫn đang trong tình trạng kiểm soát dịch bệnh nên làm gián đoạn hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến sản lượng chè, giá vì thế cũng tăng mạnh. Trong số các nước sản xuất chè chủ chốt, Kenya - nước xuất khẩu chè hàng đầu thế giới là một trong số ít những nước có sản lượng tăng. Hoạt động thu hoạch của nước này cũng bị gián đoạn kể từ tháng 3/2020 nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều. Hiện nay tình trạng thừa cung do mưa kéo dài ở các vùng trồng chè trong nước khiến giá chè Kenya giảm tại các phiên đấu giá và có sức cạnh tranh trên thị trường.
             Tại thị trường trong nước, sau khi giảm vào cuối tháng 5, giá chè nguyên liệu trong nước tháng 6/2020 diễn biến ổn định. Tại Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng cao giữ mức 190.000 đ/kg, chè xanh búp khô 90.000 đ/kg, chè xanh búp khô đã sơ chế loại 1 là 120.000 đ/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè cành ổn định 9.500 đ/kg, chè hạt 7.500 đ/kg.
            Trong 6 tháng đầu năm, đại dịch Covid-19 tác động lên thị trường chè toàn cầu khiến xuất khẩu chè của Việt Nam gặp khó khăn, nhu cầu giảm khiến giá chè nguyên liệu xuất khẩu và trong nước cũng có xu hướng giảm. Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch như tạm đóng cửa xuất nhập cảnh, hạn chế mua sắm đông người, hạn chế hoạt động của các Trung tâm thương mại... khiến nhu cầu mua bán hàng tiêu dùng giảm. Tại Việt Nam, sau thời gian giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất đã trở lại bình thường, sản lượng chè sản xuất ra gần như không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19.
            Một số nhận định và dự báo: Trong thời gian tới, xuất khẩu chè được dự báo sẽ khả quan hơn nhờ mức tăng trưởng của nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chè vì sức khỏe như chè xanh, chè thảo dược trước các diễn biến của đại dịch còn phức tạp như hiện nay.
           6. Hồ tiêu
           Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu tháng 6 năm 2020 ước đạt 22 nghìn tấn với giá trị đạt 48 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu hồ tiêu 6 tháng đầu năm 2020 đạt 168 nghìn tấn và 358 triệu USD, giảm 4,8% về khối lượng và giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2019.
           Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hồ tiêu sang nhiều thị trường lớn giảm đáng kể do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đáng chú ý, xuất khẩu hồ tiêu sang Ấn Độ, thị trường xuất khẩu tiêu lớn thứ 2 của Việt Nam với 5,1% thị phần, đã giảm đến 39,6% về khối lượng và giảm 47,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự, khối lượng xuất khẩu hồ tiêu sang Pakistan đã giảm 10,3%; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất giảm 11,2%; Hà Lan giảm 14%. Đáng chú ý, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ và Đức, hai thị trường xuất khẩu tiêu chính của Việt Nam với tổng 25% thị phần, đều giảm trong tháng 5/2020. Cụ thể, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ đã giảm 4,2% (về khối lượng) và Đức đã giảm 18,5%.
            Tại thị trường thế giới, giá xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 6/2020 bắt đầu có xu hướng tăng mạnh tại một số thị trường chính. Cụ thể, giá tiêu đen giao tại cảng (giá FOB) của Brazil đã tăng từ 2000 USD/tấn lên 2500 USD/tấn; Ấn Độ đã tăng từ 4372 USD/tấn lên 4416 USD/tấn, Indonesia tăng từ 2328 USD/tấn lên 2731 USD/tấn. Giá hồ tiêu xuất khẩu của Ấn Độ tăng do nhu cầu hồ tiêu tại thị trường nội địa Ấn Độ tăng mạnh trở lại sau quyết định kết thúc giãn cách xã hội tại một số thị trường chính.
            Tại thị trường trong nước, giá hồ tiêu trong nước biến động giảm trong tháng 6/2020. Cụ thể, giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu giảm 5.500 đ/kg xuống mức 49.000 đ/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm 4.500 đ/kg xuống 47.500 đ/kg. Giá tiêu tại Đắc Lắc, Đắc Nông giảm 5.500 đ/kg xuống 49.000 đ/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 7.000 đ/kg xuống 47.000 đ/kg.
             Một số nhận định và dự báo: (1) Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thị trường thế giới bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các chính sách ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid19 như việc giãn cách xã hội hay đóng cửa các dịch vụ kinh doanh ăn uống; (2) Diện tích hồ tiêu trồng từ năm 2016 – 2017 ở các nước sản xuất lớn hiện đã đến thời điểm cho sản lượng cao. Sự mất cân bằng cung-cầu vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm giá tiêu trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2020, giá hạt tiêu biến động theo 2 chu kỳ, giảm trong quý I nhưng tăng trong quý II do nhu cầu thu mua hạt tiêu của các doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi người dân hạn chế bán ra. Dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu khó có khả năng tăng mạnh bởi nhu cầu tiêu thụ tiêu vẫn còn yếu do đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới và đang có nguy cơ bùng phát mạnh trở lại tại nhiều thị trường tiêu thụ tiêu lớn như Mỹ và EU.
              7. Điều
              Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 6/2020 ước đạt 41 nghìn tấn với giá trị 244 triệu USD, lũy kế xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2020 đạt 223 nghìn tấn và 1,47 tỷ USD, tăng 14,4% về khối lượng nhưng giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong 5 tháng đầu năm 2020 Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 36,7%, 12,6% và 9,6% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Giá trị xuất khẩu điều tăng mạnh nhất tại thị trường Saudi Arabia (tăng 69,4%), ngược lại thị trường có giá trị xuất khẩu điều giảm mạnh nhất là Nga (giảm 43%). Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2020 đạt 6.721 USD/tấn, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2019.
              Trong khi đó, khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 6/2020 ước đạt 194 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu ước đạt 219 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2020 đạt 602 nghìn tấn và 799 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và giảm 22,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Campuchia, Tanzania, Bờ Biển Ngà là ba thị trường cung cấp hạt điều nhập khẩu chính cho Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu hạt điều từ thị trường Tarzania tăng đột biến với mức tăng 176 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, các thị trường Campuchia, Bờ Biển Ngà cho thấy sự sụt giảm về xuất khẩu hạt điều sang Việt Nam với mức giảm lần lượt là 13,7% và 57,4%.
              Thị trường hạt điều Ấn Độ sụt giảm mạnh trong tháng qua. Cụ thể, điều nhân WW180 ở mức 835 Rs/kg, giảm 35 Rs/kg; điều nhân loại WW210 ở mức 730 Rs/kg, giảm 30 Rs/kg; điều nhân loại WW240 ở mức 617,5 Rs/kg, giảm 15 Rs/kg; điều nhân loại WW320 ở mức 535 Rs/kg, giảm 10 Rs/kg.
              Tại thị trường trong nước, giá điều nguyên liệu diễn biến trái chiều trong tháng 6. Cụ thể, điều khô mua xô tại Bình Phước giảm từ 31.000 đồng/kg xuống 30.500 đồng/kg; tại Đắc Lắc, điều tươi (chưa phân loại) tăng từ 23.500 đồng/kg lên 26.000 đồng/kg, điều khô loại 1 ở mức 47.000 đồng/kg; tại Đồng Nai, điều thô mua xô giảm từ 27.000 đồng/kg xuống còn 26.500 đồng/kg. Tính trong 6 tháng đầu năm, giá điều thô biến động giảm với mức giảm từ 2.000 – 3.000 đ/kg.
              Trên thế giới, trong 2 tuần đầu của tháng 6 thị trường điều nhân EU giao dịch tương đối trầm lắng. Nhiều nhà nhập khẩu EU cho biết các nhà rang chiên đang yêu cầu giao hàng chậm lại vì lượng tồn kho còn nhiều. Trong khi đó áp lực bán điều nhân ra thị trường của các nhà máy vừa và nhỏ ở Việt Nam tương đối cao do phải quay vòng vốn cho những lô điều nguyên liệu đang về cảng. Tại thị trường Mỹ, lượng tiêu thụ điều nhân chế biến sâu tại thị trường Mỹ tăng mạnh trên kênh siêu thị, giảm ở kênh khách sạn và nhà hàng, nhưng tổng thể vẫn có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian tới.
             Một số nhận định và dự báo: (1) Dự báo, giá điều nhân xuất khẩu sang Mỹ có khả năng tăng nhẹ trong thời gian tới, khi lượng điều nhân chế biến trong nước đặc biệt là khu vực lò chẻ và các nhà máy nhỏ bị giảm đáng kể trong thời gian qua. Bên cạnh đó, nguồn cung hạt điều thô cũng bị hạn chế do Chính phủ Bờ Biển Ngà tăng thu mua dự trữ, trong khi hàng chào bán trên thị trường đang là hàng có chất lượng thấp; (2) Xuất khẩu điều nhân sang thị trường EU được dự báo sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian tới. Tiêu thụ điều nhân chế biến sâu tại kênh siêu thị tăng, nhưng giảm tại kênh nhà hàng, khách sạn. Các nhà nhập khẩu điều nhân từ giờ đến hết năm 2020 sẽ không ký hợp đồng với số lượng lớn và giữ hàng tồn kho vì chưa thể dự đoán được tình hình kinh tế trong thời gian tới sẽ như thế nào dưới tác động của đại dịch Covid 19. Giá điều nhân dự kiến trong thời gian tới sẽ tăng nhẹ, khi lượng dự trữ điều thô hạn chế và nguồn cung điều nhân xuất khẩu giảm.
              8. Cao su
              Khối lượng xuất khẩu cao su tháng 6/2020 ước đạt 115 nghìn tấn, giá trị 136 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2020 đạt 460 nghìn tấn, giá trị 612 triệu USD, giảm 24,7% về khối lượng và giảm 27,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá cao su xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2020 khoảng 1.378 USD/tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020, chiếm thị phần lần lượt là 64,6%, 5,2% và 3,9%.
              Khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 6/2020 ước đạt 75 nghìn tấn, giá trị đạt 85 triệu USD; nâng khối lượng nhập khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam lên 377 nghìn tấn, giá trị 534 triệu USD; tăng 20,5% về lượng nhưng giảm 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam là Hàn Quốc (chiếm 14,2%), Nhật Bản (7,6%), Campuchia (65,8%).
              Thị trường mủ cao su nguyên liệu trong nước biến động tăng trong tháng 6/2020. Bình Phước bắt đầu cạo mủ trở lại sau thời gian gián đoạn, giá thu mua mủ nước tăng nhẹ từ 245 đồng/độ lên 250 đồng/độ, mủ cao su dạng thô ở mức 12.000 đồng/kg. Giá mủ tại Đồng Nai tăng từ 9.000 – 9.500 đồng/kg lên 9.100 – 10.000 đồng/kg.
              Trên thị trường thế giới, giá cao su tại Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom) đạt mức cao nhất gần 3 tháng trong tuần đầu tháng, sau đó bắt đầu lao dốc. Kết thúc phiên giao dịch 08/6, hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2020 đạt 164 yên/kg, tăng 4,5 yên (tương đương 2,8%) so với phiên đầu tháng bởi thị trường chứng khoán Tokyo tăng và giá dầu tăng đã thúc đẩy nhu cầu của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường sau đó đã chứng kiến mức giảm lớn bởi sự ảm đạm của thị trường kéo theo tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế một số quốc gia lớn như Nhật, EU. Kết thúc phiên giao dịch 17/6, hợp đồng benchmark kỳ hạn tháng 11/2020 đạt 157,2 yên/kg, giảm 6,8 yên (tương đương 4,3%) so với phiên trước đó.
             Giá cao su physical trên thị trường châu Á diễn biến tăng so với tháng trước. Cụ thể, RSS3 Thái Lan ngày 23/6 ở mức 1,53 USD/kg, tăng 0,08 USD/kg; STR20 Thái Lan ở mức 1,27 USD/kg, tăng 0,06 USD/kg; SMR20 Malaysia ở mức 1,17 USD/kg, tăng 0,03 USD/kg so với ngày 02/6.
             Một số nhận định và dự báo: Theo ANRPC, năm 2020, thế giới sẽ chỉ tiêu thụ 12,84 triệu tấn cao su, giảm so với dự báo 13 triệu tấn đưa ra hồi tháng 4. Nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới dự báo cũng sẽ giảm, chủ yếu do Ấn Độ và Indonesia. Dịch Covid-19 đã khiến toàn bộ chuỗi cung ứng cao su rơi vào tình trạng xáo trộn. Mặc dù đại dịch khiến nhu cầu cao su thiên nhiên dùng trong sản xuất găng tay và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng lên, nhất là ở Malaysia và Thái Lan, song không đủ bù đắp cho nhu cầu giảm mạnh trong ngành sản xuất lốp xe. Trong khi đó, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu được điều chỉnh giảm thêm 303.000 tấn, tức là thấp hơn 4,7% so với dự báo trước, xuống 13,13 triệu tấn trong năm 2020. Sản lượng cao su Indonesia dự báo sẽ giảm 12,6% xuống 2,9 triệu tấn trong năm 2020, trong khi sản lượng của Thái Lan sẽ giảm 0,9%. Quý II/2020 là giai đoạn bắt đầu mùa thu hoạch cao su tại các nước Đông Nam Á, trong khi đó nhu cầu cao su tự nhiên từ các nước tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu ở mức thấp và giá dầu thô giảm kỉ lục sẽ gây áp lực đối với giá cao su tự nhiên.
              9. Sản phẩm chăn nuôi
              Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 6 năm 2020 ước đạt 43 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 190 triệu USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 5 tháng đầu năm 2020 giá trị xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 35,49 triệu USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2019; Giá trị xuất khẩu thịt và các phụ phẩm từ thịt đạt 34,74 triệu USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019; Giá trị xuất khẩu mật ong đạt 23,69 triệu USD, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2019; Giá trị xuất khẩu phụ phẩm sau giết mổ đạt 20,37 triệu USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019.     
              Ước giá trị nhập khẩu chăn nuôi tháng 6 năm 2020 đạt 264 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,66 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa ước tăng 10,1%, đạt 1,1 tỷ USD, giá trị nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi ước tăng 8,1%, đạt 563 triệu USD.
              Tại thị trường thế giới, trong tháng qua, giá lợn nạc giao tháng 7/2020 thị trường Chicago (Hoa Kỳ) giảm 10,125 UScent/lb xuống còn 46,9 UScent/lb (tương đương 24.055 đồng/kg), do Trung Quốc có khả năng giảm nhập khẩu thịt lợn của Hoa Kỳ khi nước này cố gắng xây dựng lại đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi.
              Tại thị trường trong nước, trong tháng 6/2020, giá lợn hơi bình quân trên cả nước đều có xu hướng giảm sau khi Bộ NN&PTNT cho phép nhập khẩu chính ngạch lợn sống từ nước ngoài vào Việt Nam. Tại miền Bắc, giá lợn hơi dao động trong khoảng 85.000 - 89.000 đồng/kg, giảm 11.000 – 12.000 đồng/kg so với tháng trước. Cụ thể, giá lợn hơi cao nhất là tại Tuyên Quang ở mức 89.000 đồng/kg; một số tỉnh có giá thấp hơn như Ninh Bình là 87.000 đồng/kg và Phú Thọ là 86.000 đồng/kg; các tỉnh còn lại như Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, giá ở mức 88.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, giá lợn hơi được thương lái thu mua trong khoảng 83.000 - 88.000 đồng/kg, giảm 7.000 – 11.000 đồng/kg so với tháng trước. Trong đó, mức giá cao nhất tại Khánh Hòa là 88.000 đồng/kg, các tỉnh khác như Quảng Trị, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và Đắk Lắk cùng ở mức 83.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Nam, giá thịt lợn hơi cũng giảm 10.000 – 12.000 đồng/kg so với tháng trước, dao động trong khoảng 85.000 - 88.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất được ghi nhận là tại Long An ở mức 88.000 đồng/kg, còn lại hầu hết các tỉnh, thành khác đều ở mức 85.000 đồng/kg.
              Giá các sản phẩm gia cầm bán tại trại biến động khác biệt tại các vùng miền trong tháng qua. Giá gà thịt lông màu khu vực miền Trung giảm 3.000 đồng/kg xuống còn 32.000 – 34.000 đồng/kg. Giá gà thịt lông màu khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ tăng 4.000 đồng/kg lên 34.000 – 35.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Trung, miền Đông và miền Tây Nam Bộ tăng 10.000 – 11.000 đồng/kg lên 36.000 đồng/kg. Giá trứng gà miền Bắc giảm 200 đồng/quả xuống 1.300 – 1.400 đồng/quả. Giá trứng gà miền Trung giảm 100 – 200 đồng/quả xuống 1.300 – 1.500 đồng/quả. Giá trứng gà miền Đông Nam Bộ tăng 50 – 100 đồng/quả, hiện ở mức 1.350 – 1.500 đồng/quả. Giá trứng gà miền Tây Nam Bộ cũng tăng 50 – 100 đồng/quả, hiện ở mức 1.300 – 1.450 đồng/quả.
             Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2020, giá các sản phẩm gia cầm thấp hơn so với cùng kỳ, do nhu cầu tiêu thụ giảm bời ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, trong khi nguồn cung cao. Sau giai đoạn giảm trong Quý I/2020, sang quý II/2020, giá các sản phẩm gia cầm bán tại trại có xu hướng tăng sau khi Chính phủ quyết định dỡ lệnh cách ly xã hội, các hoạt động kinh doanh ăn uống được hoạt động bình thường trở lại, nhu cầu thịt gia cầm có xu hướng phục hồi.
             10.Thủy sản
              Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6 năm 2020 ước đạt 667 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2020 đạt 3,56 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020, chiếm 58,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Nhật Bản đạt 541,94 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ đạt 486,09 triệu USD, giảm 4,7%; Trung Quốc đạt 379,46 triệu USD, giảm 2,1%; EU đạt 331,22 triệu USD, giảm 18,8%;. Bên cạnh đó, thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất trong tháng là Nga tăng 163,2 % đạt 44,67 triệu USD. Trong tháng 5/2020, giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 208,34 triệu USD, chiếm 32,60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2019; tôm sú đạt 52,54 triệu USD, chiếm 8,22%, giảm 18,1%. Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản khác như sau: Cá tra đạt 106,59 triệu USD, chiếm 16,68%, giảm 39,00%; cá ngừ đạt 44,73 triệu USD, chiếm 7,00%, giảm 31,90%; mực và bạch tuộc đạt 41,86 triệu USD, chiếm 6,55%, giảm 24,9%; cua ghẹ và giáp xác khác đạt 10,56 triệu USD, chiếm 1,65%, giảm 22,9%.
               Về nhập khẩu, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 6/2020 đạt 145 triệu USD, đưa tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2020 đạt 844 triệu USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019. Nguồn nhập khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2020 chủ yếu là từ Ấn Độ (chiếm tỷ trọng 13,6%), Nauy (12%), Nhật Bản (9%). So với cùng kỳ năm 2019, giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020 từ Ấn Độ tăng 8,5%, Nhật Bản tăng 23,2%, trong khi nhập khẩu từ Nauy giảm 8,5%.
               Về giá cả, theo số liệu mới nhất của Cục Nghề cá biển Hoa Kỳ (NMFS), giá trung bình của cá tra phile đông lạnh nhập khẩu trong tháng 4/2020 tại Mỹ là 2,86 USD/kg, giảm 0,48% so với tháng 3/2020 và thấp hơn 35,1% so với cùng năm 2019. Giá bình quân nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 4/2020 đạt 8,49 USD/kg, giảm 0,46% so với tháng 3/2020 (8,8 USD/kg) và tăng 2,9% so với cùng tháng năm 2019. Giá tôm giảm mạnh ở hầu hết các khu vực sản xuất tôm chính trên thế giới do ngành dịch vụ thực phẩm từ Trung Quốc tới Mỹ đều chịu ảnh hưởng nặng nề do lệnh phong tỏa quốc gia. So với các loài thủy sản khác, ngành tôm thu được lợi nhuận hàng năm đáng kể từ lĩnh vực dịch vụ thực phẩm trong khi lĩnh vực này ở Mỹ và EU chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.
                Trong nước, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh thuộc ĐBSCL trong tháng qua vẫn chững ở mức thấp, đạt quanh mức 18.000-18.200 đ/kg đối với cá tra loại I (700- 900g/con). Các công ty lớn hầu như không bắt cá ngoài mà chủ yếu đang bắt trong hệ thống liên kết, các công ty nhỏ, đơn vị gia công bắt cá ngoài rất ít. Thị trường vẫn diễn biến chậm do tình hình xuất khẩu vẫn ảm đạm với lượng đặt hàng mới yếu, lượng tồn kho cao cùng với giá xuất khẩu thấp. Nguồn cung hạn chế đã hỗ trợ giá tôm sú nguyên liệu trong nước trong tháng 6/2020, trong khi đó giá tôm thẻ chân trắng giảm do vào vào vụ thu hoạch, nguồn cung dồi dào. Tại Bạc Liêu, tôm sú ướp đá cỡ 20, 30, 40 con/kg tăng 10.000 đ/kg lên lần lượt ở 210.000 đ/kg, 180.000 đ/kg và 140.000 đ/kg. Giá tôm thẻ chân trắng tuần cỡ 60 con/kg giảm 5.000 đ/kg xuống còn 100.000 đ/kg, cỡ 70 con/kg giảm 5.000 đ/kg xuống 90.000 đ/kg, cỡ 100 con/kg chững giá ở mức 85.000 đ/kg.
               Một số nhận định và dự báo: Nhìn chung trong nửa đầu năm nay, thị trường thủy sản thế giới trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, khiến xuất thủy sản sang Trung Quốc, Mỹ, EU, Brazil… sụt giảm. Đối với cá tra, nếu trong quý III, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại. Trong khi đó, theo dự báo mới từ các doanh nghiệp, khả năng giá tôm sẽ được duy trì ở mức tốt ngay đầu quý III, sớm một tháng so với hai năm gần đây do: Tồn kho các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản không nhiều. Các cường quốc nuôi tôm như Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và thậm chí cả Thái Lan đều đang gặp khó khăn, nên theo dự đoán khả năng nguồn cung các nước này sẽ giảm ở mức từ 20% trở lên. Vì vậy, dù nhu cầu có thể suy giảm, nhưng mức giảm vẫn thấp hơn so với nguồn cung, nên khả năng giá tôm tiếp tục duy trì ở mức tốt cho người nuôi.
               11.Gỗ và sản phẩm gỗ
                Giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 6/2020 ước đạt 894 tỷ USD, lũy kế xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 đạt 4,98 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc duy trì 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020, chiếm 84,1% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong 5 tháng đầu năm 2020 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh tại các thị trường: Thái Lan (tăng 40%), Trung Quốc (tăng 18,5%) và Hoa Kỳ (tăng 9,1%). Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu giảm mạnh nhất là Anh (giảm 38,9%). Giá trị nhập khẩu tháng 6/2020 ước đạt 206 triệu USD, lũy kế nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,13 tỷ USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2019.
                Ước giá trị nhập khẩu tháng 6/2020 đạt 206 triệu USD, đưa tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt gần 1,13 tỷ USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 5 tháng đầu năm 2020, 28,5% trong tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là từ thị trường Trung Quốc, 15,3% từ thị trường Hoa Kỳ và 4,0% từ thị trường Thái Lan. Tuy so với cùng kỳ năm 2019, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020 từ thị trường Trung Quốc đã tăng 29,4%, từ Hoa Kỳ tăng 1,4%, nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Thái Lan và nhiều thị trường lớn khác như Chi Lê, Pháp, Braxin lại giảm đáng kể.
                Một số nhận định và dự báo: (1) Theo Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc đã có thông báo chính thức áp tạm thuế chống bán phá giá lên sản phẩm gỗ dán xuất xứ từ Việt Nam, ngoài 6 công ty có mức thuế chống bán phá giá riêng thì mức áp chung cho tất cả các công ty xuất khẩu gỗ dán là 10,54%. Sản phẩm áp dụng tạm thời thuế chống bán phá giá là gỗ dán với một hoặc nhiều lớp có độ dày không nhỏ hơn 6mm. Thời gian áp thuế từ 29/5/2020 đến 28/9/20201 . (2) Theo thông tin từ Cục Phòng vệ Thương mại – Bộ Công Thương, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm gỗ dán của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu chứng minh được nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm gỗ dán xuất khẩu sang Mỹ có xuất xứ Việt Nam hoặc từ nước khác (không phải Trung Quốc) có thể sẽ không bị coi là có hành vi lẩn tránh. (3) Ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, nhiều mặt hàng gỗ sẽ có thuế suất 0% hoặc về 0% trong vòng 5 năm. Đây là cơ hội cho ngành gỗ, nhưng cũng là thách thức, do người tiêu dùng EU luôn đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc gỗ, các giấy tờ, hồ sơ minh bạch chứng minh tính hợp pháp của nguyên liệu… Vì vậy, các doanh nghiệp ngành gỗ nên tái cấu trúc chuỗi sản xuất, xúc tiến quản lý rừng bền vững, thực thi các cam kết để đảm bảo xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đến từ nguồn hợp pháp.
                 Một số vấn đề mới/thay đổi trong chính sách tại các thị trường
                 Trong nước

                1. Phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030:
                Ngày 23/6/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị đầu mối, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp có liên quan.
                2. Công văn số 3776/TCHQ-GSQL ngày 09/6/2020 của Tổng cục Hải quan về việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu:
               Các vướng mắc của các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu đã được tháo gỡ tại Công văn số 3776/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan ban hành ngày 9/6/2020. Theo đó, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc thực hiện thống nhất khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, công chức hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài. Người khai hải quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng mã số, mã vạch của nước ngoài gắn trên hàng hoá, bao bì sản phẩm xuất khẩu. Việc này sẽ phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường các hoạt động giao dịch, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
              Thế giới
              
1. Thị trường Trung Quốc
              Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết, Chính quyền Quảng Tây đang tăng cường áp dụng biện pháp kiểm soát nguồn gốc và chất lượng của thực phẩm nhập khẩu; Chính quyền Thành phố Đông Hưng, Trung Quốc gần đây cũng tăng cường tổng kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm đối với thủy sản, các loại thịt tại các chợ nông sản, siêu thị, khách sạn trên địa bàn. Trước tình hình này, khuyến nghị các doanh nghiệp, hộ sản xuất hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cường công tác giám sát chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Đặc biệt, doanh nghiệp chủ động phối hợp chặt chẽ với đối tác nhập khẩu tuân thủ nghiêm các quy định của Trung Quốc...
              Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thông báo về việc Trung Quốc mong muốn các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tự giác tuân thủ các quy định trong cẩm nang “Dịch bệnh Covid và An toàn thực phẩm: Cẩm nang dành cho doanh nghiệp thực phẩm” do Tổ chức Nông Lương thế giới và Tổ chức Y tế thế giới phát hành để tổ chức sản xuất, phòng chống có hiệu quả việc nhiễm virus trong quá trình sản xuất. Thông tin chi tiết bản dịch xem tại: https://vfa.gov.vn/tin-tuc/cam-nang-huong-dan-an-toan-thuc-pham-cho-co-so-san-xuatthuc-pham-va-cac-co-quan-quan-ly-trong-thoi-ky-covid-19.html.
              Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hoa quả tươi của Việt Nam sang Trung Quốc, Vụ Kiểm dịch Động thực vật – Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đề nghị cung cấp thông tin các doanh nghiệp trồng, sản xuất hoa quả tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc để thực hiện công tác đăng ký, lưu hồ sơ với Trung Quốc. Hồ sơ này phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xét duyệt, cho phép xuất khẩu và gồm những thông tin cụ thể như sau: tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Danh sách xét duyệt có thể tiếp tục được điều chỉnh, cập nhật sau đó tuỳ thuộc vào tình hình hợp tác thương mại và mong muốn của doanh nghiệp.
              2. Thị trường EU
              ra các biện pháp tạm thời chấp nhận bản sao điện tử từ bản gốc của Đơn xin hạn ngạch thuế nhập khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp. Thông tin chi tiết xem tại: https://eur-lex.europa.eu/legalcontent/EN/TXT/?uri=uriserv:OJ.L_.2020.148.01.0006.01.ENG&toc=OJ:L:2020:148: TOC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Nội dung Video có phù hợp không

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây