Tại buổi lễ với sự có mặt của đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nghệ An; Công ty Cổ phần thực phẩm Tứ Phương và đại diện của nhiều nhãn hàng khác.
Điểm giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An tại Hà Nội ra đời nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, quảng bá các sản phẩm đặc sản nổi tiếng của Nghệ An đến người tiêu dùng và du khách Thủ đô. Điểm giới thiệu được thiết kế và bài trí đẹp mắt, điểm nhấn là hàng trăm sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An trưng bày tại đây.
Khách hàng tham quan và mua sắm tại Gian hàng
Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm có thế mạnh, đặc trưng của địa phương nhằm giúp các doanh nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất tiêu thụ sản phẩm, tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xác định OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn quan trọng nhằm phát triển nội lực, gia tăng giá trị; là nhiệm vụ và giải pháp trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.
Tại điểm giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An tại Hà Nội có sự góp mặt của rất nhiều nhãn hàng, thương hiệu nổi tiếng xứ Nghệ như: Thực phẩm Tứ Phương với sản phẩm Giò bê Tứ Phương đạt OCOP 4 sao, cùng những sản phẩm của các nhãn hàng: Công ty cổ phần Thủy Sản Nghệ An với sản phẩm nước mắm, Hợp tác xã Phúc Thịnh Phát với sản phẩm mật ong, Thực phẩm Lương Sơn với sản phẩm bánh đa, Thực phẩm dinh dưỡng Lolifood, AucoFood... Tất cả các sản phẩm đều đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Các sản phẩm tham gia tại Gian hàng
Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn. Đồng thời, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Ý kiến bạn đọc