Sản xuất vụ Đông luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương; đặc biệt chủ trương lớn về tích tụ ruộng đất để áp dụng cơ giới hóa và phát triển nông nghiệp hữu cơ đã trở thành đòn bẩy quan trọng để tiến đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Trên thực tế, nhiều mô hình sản xuất tập trung đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và có chiều hướng mở rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Để đảm bảo cho mục tiêu hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp trong năm 2021, chuẩn bị các phương án, kịch bản đối phó với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản do dịch bệnh. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An đã ban hành đề án số 2919/ĐA-SNN và tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện.
1. Phương hướng
Vụ Đông là vụ sản xuất quan trọng, hàng năm đóng góp 7-8 % sản lượng lượng thực có hạt cả năm. Ngoài ra, sản xuất vụ Đông còn làm chuyển biến nhận thức và thay đổi tư duy của người nông dân trong việc sản xuất hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và từng bước thực hiện mục tiêu chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới nâng cao. Vì vậy, xác định phương hướng như sau:
- Tập trung chỉ đạo phấn đấu sản xuất đạt mức cao nhất về diện tích, năng suất, sản lượng theo kế hoạch đề ra với phương châm sản xuất an toàn và phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao, gia tăng giá trị sản xuất, góp phần quan trọng vào hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2022. Trong đó, tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh mở rộng diện tích cây trồng mang lại giá trị kinh tếc ao. (Cây ngô lấy hạt, ngô sinh khối, ngô thu hoạch bắp tươi. Cây rau đẩy mạnh diện tích theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao đảm bảo sản phẩm an toàn, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và hình thành các vùng chuyên canh).
- Đẩy mạnh liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm nhằm nâng cao giá trị và ổn định sản xuất.
- Khuyến khích ưu tiên, có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt ở các khâu sản xuất, dịch vụ gắn với tiêu thụ sản phẩm.
2. Mục tiêu
Toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 35.545 ha cây trồng vụ Đông các loại (Ngô, lạc, rau đậu các loại, khoai lang, khoai tây). Trong đó, diện tích trên đất bãi ven sông khoảng 7.500 ha, diện tích đất màu ven biển khoảng 4.700 ha, diện tích trên đất lúa 3.750 ha và diện tích trên đất màu đồng khoảng 19.595 ha. Mục tiêu phấn đấu về diện tích, năng suất, sản lượng của các cây trồng như sau:
TT |
Loại cây trồng |
Diện tích (ha) |
Năng suất (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
1 |
Cây ngô |
20.000 |
|
|
|
Trong đó: Ngô trên đất 2 lúa |
3.000 |
|
|
1.1 |
Cây ngô lấy hạt |
15.000 |
47,5 |
71.250,0 |
1.2 |
Ngô lấy thân lá làm thức ăn cho bò |
5.000 |
300,0 |
150.000,0 |
2 |
Cây lạc |
1.500 |
24,5 |
3.675,0 |
3 |
Rau đậu các loại |
12.400 |
140,0 |
173.600,0 |
|
Trong đó: Diện tích rau trên đất lúa |
750 |
|
|
4 |
Khoai lang |
1.500 |
75,0 |
11.250,0 |
5 |
Khoai tây |
150 |
145,0 |
2.175 |
3- Nhiệm vụ giải pháp:
3.1. Giải pháp bố trí vùng sản xuất
Căn cứ vào lợi thế từng vùng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và trình độ thâm canh của các địa phương để có định hướng xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất các cây trồng sát với tình hình thực tế, bố trí các vùng sản xuất an toàn gắn với thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.
- Đối với sản xuất trên đất 2 lúa: Bố trí sản xuất trên những vùng chủ động tưới tiêu, thoát nước tốt nhằm sản xuất an toàn và đảm bảo thời vụ lúa Xuân năm sau. Ưu tiên sử dụng các loại cây trồng có giá trị như bầu bí, dưa chuột,... hoặc ngô sinh khối, ngô thu hoạch bắp tươi.
- Với những vùng chuyên canh sản xuất các loại rau, củ, quả, cần tuyên truyền để khuyến khích, thúc đẩy mở rộng diện tích các loại rau ăn lá, lấy củ, quả an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,... Đồng thời cần có dự báo nhu cầu thị trường để phát triển diện tích từng giống rau gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương căn cứ vào điều kiện, lợi thế để có thể mở rộng, phát triển diện tích các loại rau lấy củ, quả có thời gian bảo quản dài hơn nhằm giải quyết một phần khâu tiêu thụ.
3.2. Giải pháp về kỹ thuật
a) Bố trí cơ cấu giống và thời vụ
* Đối với cây ngô trên đất 2 lúa
+ Chỉ đạo sản xuất theo vùng tập trung để thuận lợi trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, chủ động tưới tiêu nước. Khuyến cáo trồng ngô sinh khối, ngô thu hoạch bắp tươi để rút ngắn thời gian, giảm áp lực thời vụ.
+ Tiến hành làm đất và gieo trồng ngô sau khi thu hoạch lúa Hè thu và phải kết thúc gieo trồng trước 15/9 để đảm bảo thời vụ lúa Xuân năm sau.
- Trên vùng đất cát ven biển thoát nước tốt, vùng đồi vệ, vùng lúa cao cưỡng chuyển sang làm màu: Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, đất đủ ẩm, … tiến hành gieo trồng ngay và kết thúc gieo xong trước ngày 10/9.
- Trên vùng đất màu bãi ven sông: Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để ra giống khi điều kiện thời tiết thuận lợi, tránh ngập lụt.
* Cây lạc: Kết thúc gieo trồng trước ngày 10/9.
*Cây rau các loại:
- Trên đất 2 lúa, căn cứ vào thời gian thu hoạch lúa, thời gian sinh trưởng của từng loại rau và tình hình thời tiết để gieo trồng sao cho thu hoạch trước ngày 05/01/2022 để không ảnh hưởng đến thời vụ lúa Xuân năm sau.
- Trên những diện tích đất màu, tuỳ từng loại cây như rau ăn lá, rau lấy củ, rau lấy quả, … có thể trồng từ đầu tháng 9 trở đi và gieo trồng nhiều lứa/vụ.
* Cây Khoai lang: Trồng từ 10/9 - 05/10. Trên đất lúa, kết thúc trồng trước ngày 15/9 để đảm bảo lúa Xuân năm sau.
* Cây khoai tây: Trồng từ ngày 01-10/11.
* Cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm: Trên cơ sở kế hoạch cả năm, các địa phương rà soát lại diện tích chưa thực hiện, chuẩn bị tốt cây giống chè, mía, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, … tranh thủ lúc thời tiết thuận lợi, tập trung chỉ đạo tổ chức trồng mới hoàn thành kế hoạch đề ra và chuẩn bị nhân giống phục vụ trồng mới kế hoạch năm 2022.
b) Về sử dụng giống:
* Cây ngô:
Các địa phương căn cứ vào đặc điểm vùng sản xuất, chân đất, thời vụ, thời gian sinh trưởng giống ngô, mục tiêu sử dụng, khả năng thâm canh của địa phương mình để lựa chọn các giống ngô phù hợp nhất đưa vào cơ cấu để tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân gieo trồng đạt kết quả cao nhất.
- Mỗi địa phương lựa chọn cơ cấu từ 4 - 6 loại giống với phương châm ưu tiên sử dụng các giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Đối với sâu keo mùa thu trên cây ngô, ưu tiên sử dụng những giống ngô chuyển gen nhằm hạn chế gây hại của sâu keo mùa thu.
+ Cây ngô trồng lấy hạt, sử dụng các giống chủ lực như: DK6919S, NK66 Bt/GT, LVN14, VN5885, CP511, …
+ Các giống ngô có sinh khối lớn như: NK7328, CP111, …
+ Ngô lấy bắp ăn tươi sử dụng các giống: HN68, MX6, …
- Đối với các diện tích ngô trên đất 2 lúa và đất bãi ven sông suối dễ xẩy ra ngập lụt: Sử dụng các giống ngô lấy bắp ăn tươi,ngô sinh khối.
- Những vùng trồng ngô sinh khối có hợp đồng thu mua với các đơn vị bao tiêu sản phẩm: Sử dụng các giống ngô có sinh khối lớn, căn cứ vào hợp đồng thu mua và thời gian sinh trưởng của giống để lựa chọn thời gian gieo trồng thích hợp nhằm đảm bảo đúng tiến độ thu hoạch.
* Cây lạc: Sử dụng giống L14, L23, L26, TB 25, sen lai 75/23, TK10,...
* Cây khoai lang: Sử dụng các giống: Khoai lang KLC266, KL20-209, K4,…
* Cây khoai tây: Có thể sử dụng các giống khoai tây Atlantic, Marabel, Diamant, Solara,...(phải có kế hoạch chuẩn bị nguồn giống chất lượng),...
* Các loại rau:Trên cơ sở đất đai, quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, các mô hình đã được xây dựng và đánh giá có hiệu quả, kinh nghiệm canh tác để lựa chọn các giống rau thích hợp cho từng vùng, từng địa phương và có dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ để mở rộng diện tích. Có thể sử dụng các giống rau như:
- Rau lấy lá, hoa:
+ Rau cải: Cải ngọt, cải bẹ dưa, cải bẹ mào gà, cải bó xôi, cải ngồng,...
+ Bắp cải: KK cross, Thúy Phong,...
+ Súp lơ: Mantop, Green Magic, Thanh Hoa,...
- Rau lấy củ:
+ Cà rốt: Takii 103, Takii 108, Takii 444,...
+ Su hào: Worldcol B52, Winner
- Rau lấy quả:
+ Bí xanh: Bí xanh số 1, Nova 209, An Điền 686,...
+ Cà chua: Savior, VT10, NH 2764, C95, Tre việt 10,...
+ Dưa chuột: PC4, PN- 636, VL-639, Kichi 207,…
Chú ý: Trên cơ sở khung thời vụ và các giống nêu trong Đề án, tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng vùng và diễn biến mưa lũ để các địa phương xem xét, tính toán có kế hoạch gieo trồng sát với tình hình thực tế vừa giảm thiểu được thiệt hại do mưu lũ, vừa đảm bảo cho năng suất cao và không ảnh hưởng đến kế hoạch gieo trồng cây trồng vụ Xuân 2021.
3.3. Về phân bón
Bón đủ, bón đúng theo hướng dẫn của quy trình thâm canh từng giống đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt để khai thác tối đa tiềm năng năng suất của các giống. Do đặc thù của sản xuất vụ Đông ở Nghệ An thường xẩy ra nhiều đợt mưa lớn, kéo dài, vì vậy sử dụng phân bón cần lưu ý:
- Thực hiện nguyên tắc bón phân cân đối, tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh,... giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển khoẻ chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh nhất là trên các cây rau.
- Để giảm thất thoát phân do mưa lớn đối với các loại cây trồng, chọn thời điểm bón tuỳ theo điều kiện thời tiết trong từng thời điểm, từng chân đất và đối tượng cây trồng cụ thể theo quy trình từng cây.
- Sử dụng các chế phẩm hữu cơ sinh học để bổ sung phân bón cho cây trồng.
3.4. Về phòng trừ sâu bệnh hại
Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp(IPM), quản lý tổng hợp sức khỏe cây trồng (IPHM) trên các cây trồng vụ Đông; hạn chế sử dụng thuốc BVTV, ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để phòng trừ và chỉ được sử dụng các loại thuốc BVTVcó trong danh mục thuốc được phép sử dụng trên rau, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng.
3.5. Về công tác thủy lợi
- Tổ chức tốt công tác thủy lợi bằng việc tu sửa, nạo vét kênh mương, công trình, thiết bị cơ điện, nạo vét kênh dẫn, bể hút các trạm bơm. Đảm bảo 100% các máy và công trình đều vận hành tốt phục vụ sản xuất.
- Có phương án chủ động ứng phó khi xẩy ra mưa lớn, lũ gây ngập úng đối với cây trồng vụ Đông, trong đó cần quan tâm cây rau, lạc và một số vùng ngô trên đất 2 lúa trong mùa mưa bão.
- Giải quyết tốt nhu cầu nước tưới cho cây rau và ngô trên đất 2 lúa (nhất là thời kỳ ngô trỗ cờ, phun râu).
3.6. Về ứng dụng các tiến bộ KHCN; nhân rộng các mô hình an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, KHCN, cơ giới hóa trong sản xuất và các quy trình sản xuất rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ thông qua việc tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ người dân, có các chính sách cũng như thu hút các tổ chức, cá nhân vào để mở rộng những diện tích này.
- Tổng kết, nhân nhanh các mô hình hiệu quả như các mô hình sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt,….
- Duy trì, phát triển các diện tích rau củ quả an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,....
3.7. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
- Các địa phương căn cứ vào các chính sách hiện hành cũng như trích ngân sách của địa phương để hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới trong tổ chức thực hiện, tìm kiếm để làm cầu nối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất theo chuỗi giá trị.
- Xây dựng các mô hình liên kết mới; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả để duy trì và nhân rộng.
- Các địa phương căn cứ vào kế hoạch sản xuất của mình để giới thiệu sản phẩm, tích cực trong việc kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vào liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân.
3.8. Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng sản phẩm
- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... tại các địa phương theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước. Đảm bảo hàng hoá phục vụ sản xuất, lưu thông trên thị trường có chất lượng tốt, giá cả hợp lý phục vụ kịp thời kế hoạch sản xuất đề ra.
- Các địa phương tổ chức quản lý tốt vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc BVTV,...) trên địa bàn mình đúng theo các quy định của nhà nước.
- Sử dụng các giống đã được công nhận và có trong danh mục cơ cấu theo Đề án tổ chức sản xuất vụ Đông 2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT; Sử dụng phân bón và thuốc BVTV nằm trong danh mục được phép sử dụng và lưu thông.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn thực hiện sản xuất an toàn, nhất là các sản phẩm rau, củ quả.
3.9. Giải pháp cơ chế chính sách
- Thực hiện đầy đủ các chính sách của Chính phủ và UBND tỉnh cho người dân gồm:
+ Chính sách hỗ trợ nông dân có cây trồng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh để khôi phục sản xuất theo Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017.
+ Chính sách hỗ trợ đầu tư máy móc trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ 50% chi phí giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của HTX,…theo Nghị Quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh Nghệ An.
- Ngoài chính sách của tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành, thị cần chủ động trích ngân sách địa phương, khai thác tối đa mọi nguồn lực để thực hiện các chính sách của địa phương, hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là mở rộng mô hình có hiệu quả tại địa phương.