Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị “Định hướng công tác chất lượng, chế biến gắn với phát triển thị trường nông lâm thủy sản”

Thứ năm - 29/06/2023 23:51 176 0
Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị “Định hướng công tác chất lượng, chế biến gắn với phát triển thị trường nông lâm thủy sản”
Ngày 27/6, tại Thành phố Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Định hướng công tác chất lượng, chế biến gắn với phát triển thị trường nông lâm thủy sản”.
Chủ trì Hội nghị thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam và Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường Nguyễn Như Tiệp.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo Ban quản lý an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phầm và phát triển thị trường nông lâm thủy sản của các địa phương; một số hiệp hội ngành hàng nông lâm thủy sản chủ lực; một số tập đoàn bán lẻ lớn... Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. 
Tham dự tại Hội nghị về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Nguyễn Văn Hà, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nghệ An.
Toàn cảnh Hội nghị
Theo báo cáo tại hội nghị, giai đoạn 2021-2023, mặc dù trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 còn nhiều khó khăn (nhiều tỉnh/thành phố thực hiện giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản bị đứt gãy, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản…), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện và tổ chức triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách về chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng cải cách hành chính, phù hợp thực tiễn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn và hài hòa với chuẩn mực quốc tế.
Bộ đã trình Chính phủ ban hành 19 văn bản (Nghị định/Nghị quyết/Quyếtđịnh/Chỉ thị); phối hợp Bộ Y tế rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dân Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐ-CP; trực tiếp ban hành 13 Thông tư về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; 98 TCVN và 07 QCVN;


Hội nghị nhằm định hướng các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng cho phát triển thị trường nông lâm thủy sản thời gian tới.

Triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả 03 Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi. Chỉ đạo các địa phương duy trì thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản theo Thông tư số 38/2018/TTBNNPTNT ngày 25/12/2018 và trực tiếp tổ chức thẩm định các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản xuất khẩu theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT
Thiết lập duy trì 2.510 chuỗi giá trị, 151.776  ha cây trồng được chứng nhận VietGAP và tương đương với 13.552 doanh nghiệp được chứng nhận 9.852 sản phẩm đạt chuẩn “OCOP 3 sao” trở lên. Giai đoạn 2017-2022, có 76 dự án lớn về chế biến nông sản với số vốn đầu tư trên 73.000 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng
Đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành công tác phát triển thị trường nông sản. Phối hợp tích cực với các địa phương trong triển khai các hoạt động XTTM và PTTT để quảng bá và thúc đẩy tiêu thụ nhóm sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm có giá trị cao (OCOP, hữu cơ). Duy trì và phát huy hiệu quả, sự lan tỏa của chuỗi các diễn đàn 970 kết nối tiêu thụ nông sản.
Gắn kết chặt chẽ các hoạt động cơ cấu lại sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản với công tác nắm bắt thông tin, dự báo nhu cầu, phổ biến quy định thị trường; lồng ghép, phối hợp với các hoạt động Chương trình nông thôn mới, OCOP, nông nghiệp hữu cơ, khuyến nông; đẩy mạnh hiệu quả phối hợp, giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội.
Phát biểu tham luận tại Hội nghị các đại biểu đều nhất trí đánh giá cao các kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2021 – 2023, bên cạnh đó cũng nêu ra một số khó khăn tồn tại cần tập trung tháo gỡ cụ thể:
Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý, kiểm soát chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản tại các cấp địa phương thiếu, biến động, không đồng nhất.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn cơ bản đầy đủ phục vụ hoạt động quản lý, tuy nhiên cần được liên tục rà soát, chuẩn hóa theo chuẩn mực quốc tế cũng như nhu cầu thực tiễn ngành nông nghiệp và yêu cầu về cải cách hành chính nhằm đáp ứng Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn mới.
Tỷ lệ chuỗi được xác nhận còn thấp vì hiện nay xác nhận chuỗi mang tính tự nguyện; công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, sản phẩm còn chưa được thường xuyên dân đến nhiều sản phẩm tốt, có giá trị cao, đảm bảo ATTP ... chưa được các các doanh nghiệp phân phối gắn kết và người tiêu dùng biết đến.
Số cơ sở chế biến nông lâm thủy sản có quy mô vừa và nhỏ, hộ gia đình (chiếm khoảng 95% tổng số cơ sở chế biến) chủ yếu sử dụng thiết bị cũ, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, năng suất thấp. Sản phẩm chế biến chủ yếu vân là sản phẩm sơ chế có GTGT thấp chiếm 70 - 85%, sản phẩm chế biến có GTGT cao chiếm khoảng 15 - 30%.
Chưa có dự báo để đề xuất phương án phát triển thị trường, xúc tiến tiêu thụ cụ thể đối với từng nhóm sản phẩm, phương án đánh đổi trong đàm phán mở cửa thị trường đối với các quốc gia. Các hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy thị trường nội địa còn khiêm tốn, quy mô nhỏ, chưa có chiến lược dài hạn; chất lượng tổ chức nhiều hoạt động hội chợ, triển lãm, gian hàng giới thiệu quảng bá nông sản chưa cao…
Đồng chí Nguyễn Văn Hà – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phát biểu tham luận tại Hội nghị
Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, các đơn vị chức năng của Bộ sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: Đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia; Triển khai xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung; Đảm bảo thẩm định chứng nhận đầy đủ cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; Chủ động kịp thời xử lý sự cố an toàn thực phẩm; Tổ chức điều tra, đánh giá định kỳ về trình độ công nghệ và năng lực chế biến để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu chính xác; Đẩy mạnh các hoạt động kết nối thị trường, phổ biến, cập nhật thông tin thị trường để chia sẻ quy định thị trường…
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam nói: “Sản xuất, chất lượng an toàn thực phẩm, chế biến và thị trường, bốn khâu này phải gắn vào nhau. Thời gian tới, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cùng các đơn vị tiếp tục tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bốn vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các chuỗi liên kết, sản xuất chế biến cung ứng sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, cần quan tâm, chỉ đạo sát sao để việc xây dựng chuỗi không chỉ dừng lại ở số lượng mà còn là vấn đề chất lượng.
Ngoài ra, phải gắn ba vấn đề chế biến, an toàn thực phẩm và thương hiệu với nhau. Hiện nay hệ thống chế biến đã có ở các tỉnh, tuy nhiên cần phải làm thế nào để tuyên truyền cho các cơ sở chế biến hiểu thêm về an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong khi chờ nghị định ra đời. Đồng thời, sớm trình Chính phủ xây dựng được Nghị định thương hiệu quốc gia.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Nội dung Video có phù hợp không

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay12,812
  • Tháng hiện tại356,136
  • Tổng lượt truy cập8,981,201
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây