HƯỚNG DẪN triển khai thực hiện Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quy định phân công, phân cấp và phối hợp quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An thuộc lĩnh

Thứ ba - 22/06/2021 22:46 680 0
        Thực hiện Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quy định phân công, phân cấp và phối hợp quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An (gọi tắt là Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND).
       Ngày 22/6/2021, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An ban hành Hướng dẫn số 2224/HD-SNN.QLCL về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
        Nội dung của Hướng dẫn đã phân công, phân cấp cụ thể quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm cho các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Vinh; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn. Nội dung cụ thể như sau:
         1. Nguyên tắc phân công, phân cấp quản lý an toàn thực phẩm
       - Các Chi cục được phân công thực hiện quản lý an toàn thực phẩm thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 2, Quyết định số 569/QĐ-UBND.
      - Cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 3, Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND.
         2. Phân công, phân cấp quản lý an toàn thực phẩm
       Thực hiện quản lý an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND. Như sau:
         a) Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
         - Quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo đúng quy định đối với:
        + Các cơ sở sản xuất ban đầu, thu mua, bảo quản, sơ chế, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm liên kết.
       + Các cơ sở chế biến thực phẩm thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm liên kết.
        Riêng cơ sở hộ gia đình chế biến, quản lý các cơ sở thực hiện chế biến theo phương pháp công nghiệp, cơ sở có sản phẩm chế biến thực hiện tự công bố theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn hay còn được hiểu thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh).
       + Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên; cảng cá, bến cá thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý.
        - Tiếp nhận hồ sơ tự công bố và tổ chức hậu kiểm đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2, Điều 4, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
        - Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn đối với các cơ sở có Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm; cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC hoặc tương đương (trừ VietGAP, VietGAHP) còn hiệu lực thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
       - Quản lý, ký cam kết an toàn thực phẩm theo quy định đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thực hiện quy trình bảo quản công nghiệp (kho đông lạnh,...).
Được hiểu: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp quản lý là đối tượng thuộc diện ký cam kết an toàn thực phẩm, nhưng quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thực hiện các biện pháp bảo quản công nghiệp, như: Bảo quản bằng kho đông lạnh; nhà, xưởng, kho lạnh, phương tiện vận chuyển có thiết bị bảo quản lạnh, hệ thống bảo quản công nghiệp,...
      b) Trách nhiệm của UBND cấp huyện
      - Quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với:
     + Cơ sở hộ gia đình thực hiện chế biến thực phẩm có quy trình chế biến theo phương pháp thủ công (Hong, phơi, sấy, ép nước, nướng, quay, luộc, ngâm, ướp, muối, rang, xay); cơ sở hộ gia đình chế biến có sản phẩm chế biến theo phương pháp thủ công nhưng không thuộc diện phải tự công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (trừ cơ sở cấp tỉnh quản lý).
      + Cơ sở hộ gia đình sản xuất nước đá để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp và PTNT quản lý.
     - Quản lý và ký cam kết an toàn thực phẩm theo quy định đối với:
     + Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cơ sở sơ chế nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; cơ sở sản xuất, kinh doanh không có địa điểm cố định, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn mà không có giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư mà có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cấp huyện cấp; cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng) nhỏ lẻ có quy mô trang trại.
      + Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 15 mét; các cảng cá, bến cá không thuộc cấp tỉnh quản lý.
     + Cơ sở hộ gia đình có thực hiện bảo quản thực phẩm bằng tủ bảo quản có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cấp huyện cấp.
      - Quản lý cơ sở được chứng nhận VietGAP, VietGAHP.
      c. Trách nhiệm của UBND cấp xã
      - Quản lý và ký cam kết an thực phẩm theo quy định đối với:
      + Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cơ sở sơ chế nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; cơ sở sản xuất, kinh doanh không có địa điểm cố định, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn mà không có giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cấp huyện cấp.
       + Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 6 mét.
     + Cơ sở hộ gia đình có thực hiện bảo quản thực phẩm bằng tủ bảo quản không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cấp huyện cấp.
       - Thực hiện thống kê, rà soát cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND huyện, thị xã và thành phố.
       3. Phân công cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp
       - Sở Nông nghiệp và PTNT giao các Chi cục: Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản; Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chăn nuôi và Thú y; Thủy sản thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm được phân công, phân cấp tại Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND và Quyết định số 569/QĐ-UBND. Trong đó, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản là đầu mối tham mưu, tổng hợp giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm.
        - UBND cấp huyện, xã phân công đầu mối thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp tại Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND.
       4. Quy trình, quy định thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
       Thực hiện theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trong đó các nhiệm vụ thực hiện:
       a) Thẩm định, đánh giá: Quy định tại Điều 9, 10, 13, 14, 15, 16, Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.
        (1) Thẩm định xếp loại: Thực hiện thẩm định để cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Gồm: Loại A, B, C nếu xếp loại A, B là đạt, xếp loại C là không đạt.
        (2) Thẩm định định kỳ: Thực hiện thẩm định định kỳ sau khi đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thực hiện đánh giá và xếp loại A, B, C nếu xếp loại A, B là đạt, xếp loại C là không đạt. Loại C cho khắc phục và thực hiện thẩm định lại trong thời gian không quá 3 tháng tính từ thời điểm thẩm định xếp loại C, không khắc phục xử lý theo quy định.
       (3) Chỉ tiêu, phương pháp đánh giá thẩm định theo Biên bản thẩm định quy định Phụ lục II, Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.
         (4) Tần suất thẩm định: Quy định tại Điều 9, Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.
         (5) Phí thẩm định:
         Mức thu phí thực hiện theo Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y; Thông tư 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
        (6) Một số lưu ý:
        - Yêu cầu đối với trưởng đoàn:
       + Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thẩm định;
      +  Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định, các khóa đào tạo thẩm định viên;
       + Đã tham gia ít nhất 05 đợt thẩm định trong lĩnh vực thẩm định.
       - Yêu cầu đối với thành viên đoàn thẩm định:
       + Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thẩm định;
      + Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định và các khóa đào tạo thẩm định.
      - Yêu cầu đối với người lấy mẫu:
      + Có chuyên môn phù hợp;
     + Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về lấy mẫu hoặc có chứng chỉ, giấy chứng nhận tham gia đào tạo hoặc tập huấn có nội dung về lấy mẫu.
     b) Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
       Quy định tại Điền 17 của Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT. Căn cứ thẩm định xếp loại, nếu đạt (loại A, B) thì thực hiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
      5. Thực hiện quản lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
       Thực hiện theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Lưu ý: Ký cam kết không thu phí
        6. Đề nghị các đơn vị trực thuộc Sở được giao quản lý an toàn thực phẩm, UBND cấp huyện, xã: Thường xuyên thực hiện rà soát, cập nhật số liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý báo cáo về Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và nắm thông tin trên trang Website: http://chicucqlclnghean.gov.vn/. Đây là trang đầu mối quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
       7. Các đơn vị quản lý an toàn thực phẩm trực thuộc Sở, UBND huyện, thị xã, thành phố báo cáo công tác quản lý chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý về Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản bằng bản ký, đóng dấu và bản mềm (qua email: qlcl.snn.na@gmail.com) trước ngày 14 hàng tháng đối với báo cáo tháng, trước ngày 12 của tháng cuối quý, 6 tháng và cả năm. Giao Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tổng hợp báo cáo công tác quản lý chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm trong ngành Nông nghiệp và PTNT để báo cáo UBND tỉnh và Bộ, ngành Trung ương.
        8. Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với UBND cấp huyện trong công tác quản lý an toàn thực phẩm theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.
         9. UBND cấp huyện hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp theo phân công tại Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND .
            Nội dung đầy đủ theo File đính kèm
Nguyễn Phú - Phòng Quản lý chất lượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Nội dung Video có phù hợp không

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây