Thông tin thị trường nông lâm thuỷ sản tháng 8.2021

Chủ nhật - 29/08/2021 03:39 555 0
Thông tin thị trường nông lâm thuỷ sản tháng 8.2021
THÔNG TIN THAM KHẢO THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN
THÁNG 8/2021
  1. Lúa gạo:
         *Thị trường thế giới
         Giá gạo xuất khẩu Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm do đồng Baht yếu và chi phí vận chuyển cao, trong khi nhu cầu chậm chạp khiến giá gạo Ấn Độ giữ ở mức thấp nhất 4 năm rưỡi trong suốt một tuần. Tại Thái Lan, gạo tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 380 - 395 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tuần trước, trong bối cảnh nhu cầu ổn định. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2019. Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm ở mức 354 - 358 USD/tấn, không đổi so với tuần trước.   Người mua đang tạm dừng mua vào vì giá đang trong giai đoạn điều chỉnh.
          Tính đến ngày 6/8, nông dân Ấn Độ năm nay đã xuống giống trên 31 triệu ha lúa, so với 31,9 triệu ha năm ngoái. Trong khi đó, nước láng giềng Bangladesh có khả năng giảm thuế nhập khẩu gạo để kiềm chế giá tăng, với giá đã tăng khoảng 4% trong tuần qua so với cùng kỳ tháng trước. Sản lượng lúa vụ hè kỷ lục và lượng nhập khẩu khổng lồ vẫn chưa thể lấp đầy kho dự trữ do lũ lụt liên tiếp đã phá hủy mùa màng và buộc Bangladesh phải tăng cường nhập khẩu.
         * Thị trường trong nước:
         Giá lúa trong nước đã tăng trở lại trong những ngày gần đây sau khi Chính phủ xem xét tiến hành thu mua tạm trữ gạo vụ Hè Thu để hỗ trợ nông dân.
Trên thị trường trong nước, giá lúa Hè Thu tại các tỉnh ĐBSCL biến động tăng, giảm không đồng nhất trong tuần qua, sau khi ngành nông nghiệp vào cuộc, Chính phủ xem xét thu mua tạm trữ gạo vụ Hè Thu theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cụ thể, tại An Giang, lúa IR50404 tăng 300 đồng/kg lên 4.500 đồng/kg; lúa chất lượng cao OM 5451 tăng 600 đồng/kg lên 5.100 đồng/kg; lúa thường ở mức 11.500 đồng/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 15.000 đồng/kg.
Tại Kiên Giang, lúa thường ở mức 5.800 – 5.900 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg so với tuần trước; lúa chất lượng cao OM 5451 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg, ổn định; lúa OM 6976 ở mức 6.100 – 6.300 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg.
         Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 ở mức 5.200 đồng/kg, ổn định; lúa hạt dài tươi ở mức 6.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với tuần trước. Tại Bạc Liêu, lúa tươi OM 5451 có giá 5.600 đồng/kg
  1. Đường mía:
           *Thị trường thế giới
           Thị trường đường thế giới tuần qua đi lên do lo ngại về thiệt hại mùa màng tiếp tục diễn ra tại Braxin - nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Tính chung trong tuần (đến ngày 12/8), giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn London tăng 3,26%, đạt 465 USD/tấn. Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2021 tại sàn New York tăng 5,92%, đạt 19,15 UScent/lb. Các đại lý cho biết đà tăng gần đây của thị trường được thúc đẩy bởi triển vọng sản lượng ở Brazil giảm dần, với những lo ngại tăng cao bởi số liệu được tổ chức Unica công bố. Báo cáo này khẳng định thiệt hại với cây trồng từ đợt băng giá trong tháng 6 và tháng 7, nghĩa là vụ mía tại Brazil có thể kết thúc sớm hơn bình thường. Sản lượng đường tại khu vực trung nam Brazil giảm 11% trong nửa cuối tháng 7 xuống 3 triệu tấn do sương giá gần đây gây thiệt hại cho cây trồng tại Brazil. Ngân hàng Commerzbank cho biết nếu điều này thực sự xảy ra nguồn cung đường toàn cầu sẽ thiếu đáng kể do Brazil chiếm khoảng 40% xuất khẩu đường toàn cầu. Thiếu hụt đường toàn cầu cho niên vụ 2021/22 sẽ cần điều chỉnh tăng lên đáng kể.Giá thủy sản tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh do nguồn cung thấp hơn nhu cầu. Ngoài ra, chi phí vận chuyển hàng hóa cao, sự chậm trễ tại các cảng, tình trạng khan hiếm container lạnh và thiếu tài xế xe tải đang gây áp lực lên giá bán sản phẩm.
         *Thị trường trong nước:
         Thị trường đường nội địa giao dịch chậm, duy trì mạch đứng giá trong ba tuần qua, nguồn cung ít, nhiều nhà máy ngưng chào bán. Nhu cầu tiêu thụ yếu, lưu thông khó khăn do giãn cách xã hội bởi dịch Covid-19. Giá đường kính trắng (RS) dao động ở mức cao 17.300 – 18.000 đ/kg. Cụ thể, tại thị trường miền Bắc, giá đường kính trắng tại nhà máy dao động 17.500-17.600 đ/kg; tại miền Trung, giá dao động 17.100 – 17.600 đ/kg; tại miền Nam là 18.000 đ/kg. Thị trường đường nhập khẩu cũng chậm do ảnh hưởng của dich Covid-19. Các đơn vị chủ yếu giao hợp đồng cũ đã ký. Trong bối cảnh nguồn cung đường nhập khẩu ít, giá tiếp tục vững, giá đường Thái Lan nhập khẩu chính ngạch ở mức 17.700 - 18.100 đ/kg, tăng so vỡi ngưỡng 17.700 -17.900 đ/kg tuần trước. Giá đường Indonexia trong ngưỡng 17.600 – 18.100 đ/kg, tăng so với ngưỡng 17.500 – 17.700 đ/kg tuần trước.
  1. Thịt lợn:
         *Thị trường thế giới
         Giá lợn nạc giao tháng 8/2021 thị trường Chicago, Mỹ biến động tăng trong tuần qua với mức tăng 1,375 UScent/lb lên mức 110,1 UScent/lb. Giá thịt lợn tăng do nguồn cung thịt lợn giảm bởi trọng lượng lợn xuất chuồng nhẹ hơn và tốc độ giết mổ dự kiến chậm hơn. Trong báo cáo thị trường thịt heo quý III/2021, Rabobank cho biến biến động lớn về giá thịt heo của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới thị trường toàn cầu trong những tháng gần đây. Theo dữ liệu chính thức, tỷ lệ giết mổ của Trung Quốc bất ngờ đạt mức cao trong quý II/2021, đưa sản lượng thịt heo tăng 35,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm nay. Nguồn cung tăng đột biến dẫn đến giá giảm mạnh và kết quả không tốt trong cả hoạt động chăn nuôi và kinh doanh nửa đầu năm 2021. Điều này khiến nhập khẩu thịt heo vào Trung Quốc trong quý III năm nay ở mức thấp. Sản lượng thịt heo của Trung Quốc cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2021, do việc giết mổ số heo tồn trong trang trại và trọng lượng heo quá lớn. Tồn kho thịt heo đông lạnh ước tính ở mức cao sẽ gây nhiều áp lực giảm giá. Dự kiến nhập khẩu tại quốc gia châu Á này sẽ chậm lại trong những tháng tới, theo đó đưa nhập khẩu cả năm giảm 10 - 20% từ mức kỷ lục của năm 2020. Điều này sẽ dẫn đến sự phân bổ lại thương mại thịt heo trên thị trường toàn cầu và có thể gây áp lực giảm giá thịt heo tại các nước xuất khẩu.
         *Thị trường trong nước:
        Tuần qua, giá heo tại miền Bắc dao động trong khoảng 52.000 - 56.000 đồng/kg, tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Cụ thể, Tuyên Quang hiện đang thu mua heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Trong khi đó, Hưng Yên tiếp tục neo tại ngưỡng cao nhất là 56.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại duy trì giao dịch ổn định trong khoảng 54.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg. Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên đồng loạt đi ngang trong tuần qua. Cùng giao dịch tại mức 55.000 đồng/kg có bốn tỉnh gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định và Ninh Thuận. Các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục thu mua heo hơi tại mốc 54.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại đang neo tại mức 53.000 đồng/kg, giá thấp nhất khu vực. Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 53.000 - 55.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá heo hơi điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Kiên Giang tăng 1.000 đồng/kg lên mức 53.000 đồng/kg, ngang bằng với Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Trà Vinh và Bến Tre. Tương tự, Cà Mau điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, thu mua ở mức 52.000 đồng/kg, cùng giá với các tỉnh còn lại. Giá heo hơi tại miền Nam dao động trong khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg. Giá thịt heo vẫn duy trì ở mức thấp do nguồn cung dồi dào và sức tiêu thụ thịt heo bị giảm mạnh vì ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
  1. Thủy sản:
          *Thị trường thế giới
         Giá thủy sản tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh do nguồn cung thấp hơn nhu cầu. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá bán buôn thủy sản nước ngọt ở Trung Quốc tăng 20% trong nửa đầu năm 2021. Chỉ số giá thủy sản chung đã tăng 17,2% trong 6 tháng đầu năm 2021 do nguồn cung bị thắt chặt. Các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong khi thủy sản đang trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng Trung Quốc như một lựa chọn thực phẩm lành mạnh, thì lại có một số yếu tố đang hạn chế sản xuất bao gồm các chính sách bảo vệ môi trường mới, sự gián đoạn do Covid-19, thời tiết khắc nghiệt ở các khu vực trọng điểm, và tình trạng thiếu lao động, cùng với việc chi THỦY SẢN phí thức ăn chăn nuôi tăng. Giá thủy sản tại Trung Quốc tăng còn do nhập khẩu của nước này giảm vì dịch Covid-19. Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã thiết lập một chế độ kiểm soát an toàn thực phẩm nghiêm ngặt để ngăn chặn Covid-19 xâm nhập vào nước này thông qua thực phẩm nhập khẩu, việc kiểm tra đã gây tắc nghẽn và làm nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc giảm. Ngoài ra, chi phí vận chuyển hàng hóa cao, sự chậm trễ tại các cảng, tình trạng khan hiếm container lạnh và thiếu tài xế xe tải đang gây áp lực lên giá bán sản phẩm. Do đó, ngay cả khi giá cao hơn do nhu cầu ngày càng tăng, nhưng các nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng khó tìm được nguồn cung do nhu cầu ở các thị trường tiêu dùng khác cũng cao.
        *Thị trường trong nước:
       Thị trường cá tra nguyên liệu trong nước tuần qua vẫn chậm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giao dịch hạn chế. Hoạt động bắt cá nguyên liệu của các doanh nghiệp gặp khó do các địa phương đang thực hiện giãn cách, doanh nghiệp chủ yếu làm hàng kho và giữ ở mức công suất thấp do hạn chế về nhân lực và nguyên liệu. Tại An Giang, Cần Thơ, các công ty gia công đi thị trường Trung Quốc hầu hết đã tạm ngưng vì không bắt thêm được cá nguyên liệu và cũng không đủ khả năng để tổ chức sản xuất 3 tại chỗ. Giá giữ ở mức mặt bằng chung trong khoảng 21.500 – 22.000 đ/kg (công nợ) cho cá size 850-1,1kg. Thị trường cá tra giống tại ĐBSCL tạm ngưng trệ, các hộ nuôi cá tra giống sau khi xuất ao tháng trước cũng tạm treo ao.v Thị trường tôm nguyên liệu ĐBSCL tuần qua vẫn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Giá thấp là mối lo của cả bà con nuôi tôm cũng như người mua tôm. Thị trường xấu hiện nay do nhiều nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất do dịch bệnh, chợ đầu mối trên Sài Gòn đóng cửa, nhiều tỉnh thành khác hạn chế đi lại, hạn chế chợ, nhiều nơi thương lái ngừng mua trong vùng phong tỏa vì sợ dịch bệnh, chi phí vận chuyển tăng, nhân công thiết…Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ lớn 20 con/kg tuần này tăng 20.000 đ/kg lên mức 200.000 đ/kg do nguồn cung thấp, cỡ 30 con/kg giữ ở mức 170.000 đ/kg, cỡ 40 con/kg 140.000 đ/kg. Giá tôm thẻ ướp đá hiện ở mức thấp nhất từ đầu năm đến nay với cỡ 40 con/kg 112.000 đ/kg, cỡ 60 con/kg 94.000 đ/kg, cỡ 70 con/kg 86.000 đ/kg, cỡ 100 con/kg 70.000 đ/kg.
  1. Rau quả:
           Tuần qua, một số loại quả có giá giảm như sầu riêng, nhãn, bơ bởi nguồn cung tăng vào thời điểm thu hoạch trong khi việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn do ảnh hưởng Covid-19. Đắk Lắk đang có 103.000 tấn sầu riêng và 40.000 tấn bơ vào vụ thu hoạch nhưng không có người mua và khó vận chuyển nên cần hỗ trợ. Giá Sầu riêng Ri6 giảm xuống 25.000-30.000đ/kg, trong khi mức giá này của tháng trước là 45.000đ/kg.
           Tuy nhiên, một số loại quả khác như mít Thái lại tăng giá do sắp đến hết vụ. Hiện giá mít Thái là 33.000 đ/kg. Tương tự một số quả khác như xoài, thanh long và chôm chôm trong tuần qua tại một số tỉnh ĐBSCL tăng nhẹ so với tuần trước do nhu cầu tăng lên. Tại Tiền Giang, thanh long đỏ tăng lên 20.000đ/kg; thanh long trắng là 15.000đ/kg. Tuần qua, thị trường rau tại nhiều chợ ở địa phương tăng giá hơn so với tuần trước do việc vận chuyển gặp khó khăn nên nguồn cung tại địa phương hạn chế khiến giá tăng đối với nhiều mặt hàng.
  1. Chè:
          *Thị trường thế giới
Giá trung bình tại phiên đấu giá số 30 (ngày 31/7) của Hiệp hội Thương mại Chè Coonoor Ấn Độ (CTTA) sau phiên nhích nhẹ tuần trước thì tuần này đã lại quay đầu giảm xuống còn 90,43 Rs/kg – mức thấp nhất kể từ ngày 20/3/2020. Khối lượng bán ra cũng ở mức thấp của 4 tháng gần đây. Những cơn mưa xối xả và nhiều giai đoạn lockdown khác nhau trong cuộc chiến chống lại Covid-19 đã ảnh hưởng đến thương mại ở nhiều bang. Nhìn chung, nhu cầu và giá chè tại các cuộc đấu giá CTTA thấp đáng kể. Giá chè tại phiên đấu giá Mombasa đã ghi nhận mức tăng 7 Sh lên đến 210 Sh/kg trong phiên đấu giá tuần qua. Giá chè tại cuộc đấu giá đã ghi nhận một xu hướng tăng kể từ khi chính phủ quy định mức giá tối thiểu tại cuộc đấu giá. Cơ quan Phát triển Chè Kenya đã đưa ra mức giá tối thiểu là 263 Sh26 (2,43 USD)/kg. Mức giá tối thiểu có tính đến chi phí sản xuất và các dịch vụ hậu cần.
        *Thị trường trong nước:
       Tại thị trường chè vẫn trầm lắng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu và giao dịch thấp. Tại vùng chè Phú Lương, Thái Nguyên, giá bán buôn chè búp khô (chè đinh) đứng giá so với tuần trước ở mức 2,5 triệu đ/kg, giá chè móc câu 200.000 đ/kg; giá chè nõn 400.000 đ/kg.
  1. Cao su mủ khô:
       *Thị trường thế giới
        Giá cao su tại Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Osaka (OSE) tuần qua diễn biến tăng do các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào. Trái lại với diễn biến này, thị trường cao su kỳ hạn Thượng Hải lại quay đầu giảm. Kết thúc phiên giao dịch 12/8, hợp đồng benchmark mới, kỳ hạn giao tháng 1/2022 đạt mức 220.6 yên/kg, tăng 3 yên (tương đương 1,4 %) so với giá đóng cửa phiên đầu tuần trước (3/8) ở mức 217,6 yên/kg. Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 8/2021 ở mức 13.500 NDT/tấn, giảm 75 NDT với giao dịch trước; kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.615 NDT/tấn, tăng 15 NDT so với giao dịch trước; kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 13.710 NDT/tấn, tăng 30 NDT so với giao dịch trước.
         *Thị trường trong nước:
        Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su thiên nhiên dạng nước tại Bình Phước ổn định ở mức 300 đồng/độ mủ. Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ, giảm so với tuần trước. Tại Đồng Nai, giá mủ nước giữ ổn định trong 5 tuần liên tiếp, ở mức 9.500 đồng/kg. Tại Đắk Lắk, giá mủ chén tiếp tục ổn định mức 16.000 - 18.000 đồng/kg tùy loại.
  1. Gỗ:
         *Thị trường thế giới
        Theo giá từ nguồn Reuter, thị trường gỗ xẻ tại sở giao dịch hàng hóa Chicago (Mỹ) ở nửa đầu tháng 8/2021 giá giảm so với tuần trước. Trong đó, hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2021 kết thúc phiên ngày 12/08 ở mức 500.4 USD/tbf, giảm 135.2 USD so với phiên trước ngày 02/08 là 635.6 USD/tbf. Do nhu cầu ván xẻ Mỹ vẫn ở mức thấp, khi người tiêu dùng không còn mặn mà với việc xây dựng hay tu bổ nhà cửa. Trong khi đó, nguồn cung ván xẻ Mỹ vẫn đang cải thiện với tốc độ nhanh chóng khi các nhà máy cưa gia tăng công suất.
          *Thị trường trong nước:
         Trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam tháng 7, tháng 8 hầu như các cơ sở sản xuất đóng cửa hoặc làm việc mang tính chất cầm chừng. Tuy nhiên theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,58 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, sản phẩm gỗ đạt 7,44 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2020 được đánh giá là mức tăng trưởng vượt trội trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp. Các chuyên gia ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam đánh giá, đây là mức tăng trưởng vượt trội ngay cả trong tình huống Việt Nam và các quốc gia trên thế giới ứng phó dịch bệnh COVID-19. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Bình Định đã ký đơn hàng đến hết quý 3/2021. Mặt hàng gồm gỗ nội thất xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng khá nhất là vào quý IV của năm 2021. Do vậy phía Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ và không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Tạo đà phát triển, mở rộng ngành gỗ trên thị trường quốc tế. Mới đây Interfor Corporation đã hoàn thành giao dịch mua lại bốn cơ sở hoạt động của xưởng cưa từ Georgia-Pacific, đặt tại Bay Springs, Mississippi; Fayette, Alabama; DeQuincy, Louisiana và Philomath, Oregon. Hoạt động của những xưởng cửa này được cho sẽ bổ sung cho các hoạt động hiện có của Interfor ở Nam Hoa Kỳ và Tây Bắc Hoa Kỳ, đồng thời việc mua lại cũng giúp công ty tăng trưởng nhanh và nâng cao vị thế của công ty. Được biết, các xưởng cưa này dự kiến sẽ có công suất là 720 triệu feet ván/năm./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Nội dung Video có phù hợp không

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây